Video biểu diến phát kình của Phó Trung  Văn – Học trò của Dương Trừng Phủ.
Sư phụ Ma Yu Liang
Sư phụ Ma Yu Liang
Sư phụ Ma Yu Liang
Kình lực của sư phụ HUANG SHENG SHYAN
Kình lực của sư phụ HUANG SHENG SHYAN
Kình lực của sư phụ HUANG SHENG SHYAN
Kình lực của sư phụ HUANG SHENG SHYAN
Kình lực của sư phụ HUANG SHENG SHYAN
Kình lực của sư phụ HUANG SHENG SHYAN

====================================================================

Thái cực quyền ca quyết

Thái cực giả vô cực nhi sinhThái cực từ vô cực sinh ra
động tĩnh chi cơ âm dương chi mẫulà cơ cấu của động và tĩnh, là xuất phát của âm và dương
Động chi tắc phân tĩnh chi tắc hợpĐộng vào thì chia ra, mà để yên thì hợp lại
Vô quá bất cập tùy khúc tựu thânKhông đi quá không sát lại, tùy là co lại, tựu là duổi ra
Nhân cương ngã nhu vị chi tẩuĐịch cương ta nhu thì gọi là nhượng
Ngã thuận nhân bội vị chi niêmĐịch nhu ta cương thì gọi là dính
Động cấp tắc cấp ứngcàng nhanh thì ta theo nhanh
Động hoãn tắc hoãn tùyChậm thì ta chậm
Tuy biến hóa vạn đoanBiến hóa trăm vạn đường
Nhi lý vi nhất quánnhưng chỉ có một nguyên lý
Do trước thục nhi tiệm ngộ quán kìnhTừ thuần thục từ từ đi đến chỗ quen kình
Do quán kình nhi bệ cập thần minhTừ quen kình đi đến chỗ thần minh
Nhiên phi dụng lực chi cửuNhưng nếu không bỏ công trau dồi lâu ngày
bất năng khoát nhiên quán thông yênthì không thể có ngày tự nhiên biết thấu
Hư linh đỉnh kìnhCái hư dẫn thẳng lên đỉnh đầu
khí trầm đan điềnkhí chìm xuống đan điền
Bất thiên bất ỷ hốt ẩn hốt hiệnKhông nghiêng không dựa, khi ẩn khi hiện
Tả trọng tắc tả hưBên trái nặng thì bên trái như không có gì
hữu trọng tắc hữu hưBên phải nặng thì bên phải như không có
Ức chi tắc xưng caoCàng với lên càng thấy cao
phủ chi tắc xưng thâmcàng chúi xuống càng thấy sâu
Tấn chi tắc dũ trườngCàng xông tới càng thấy dài
thoái chi tắc dũ xúccàng lùi lại càng bị dồn ép
Nhất vũ bất năng giaMột cái lông chim cũng không thêm
thằng huy bất năng lạcMột con bọ chẳng thể đậu xuống
Nhân bất tri ngã, ngã độc tri nhânNgười ta không biết mình, chỉ có mình biết người ta
Anh hùng sở hướng vô địchAnh hùng vô địch trước giờ
Cái giai do thử nhi cập dãlà ở chỗ đó
Kỳ kỹ bàng môn thậm đaBàng môn tả đạo có nhiều
tuy thế hữu khu biệttuy khác nhau
khái bất ngoại hồnhưng không ngoài quy luật
tráng khi nhược, mạn nhượng khoái nhĩmạnh thắng yếu, nhanh thắng chậm
Hữu lực đả vô lựcCó sức hơn không có sức
thủ mạn nhượng thủ khoáichậm tay thua nhanh tay
thị giai tiên thiên tự nhiên chi nănglà do thiên nhiên như vậy
phi quan học lực nhi hữu vi dãkhông dính líu tới luyện tập
Sát tứ lượng bác thiên cân chi cúHãy quan sát câu “tứ lượng bác thiên cân”
hiển phi lực thắngrõ ràng không phải dùng lực thắng
Quan mỗ mỗ năng ngự chúng chi hìnhNhìn những người già chế ngự địch thủ đông người
khoái hà năng vinhanh để làm gì
Lập như bình duy hoạt như xa luânĐứng như một cái cân, xoay như trục bánh xe
Thiên trầm tắc tùyTrầm xuống một bên thì chiều theo được
song trọng tắc đáinặng cả hai bên thì bị trì trệ
Mỗi kiến số niên thuần côngMỗi khi thấy có người luyện tập lâu năm
nhi bất năng vận hóa dãmà chưa biết vận dụng
Suất tự vị nhân chếbởi bị người ta chế ngự
Song trọng chi bệnh vị ngộ nhĩđó là vì họ chưa hiểu ra cái bệnh “song trọng”
Dục trị thử bệnh tu tri âm dươngMuốn biết bệnh chỗ nào, phải hiểu âm dương
Niêm tức thị tẩuDính tức là theo
tẩu tức thị niêmtheo tức là dính
Âm bất ly dương, dương bất ly âmÂm không rời dường, dương không rời âm
Âm dương tương tế thị vị quán kìnhÂm dương cùng hiệp điệu, mới gọi là quen “kình”
Quán kình hậu dũ luyện dũ tinhQuen kình rồi, càng luyện càng tinh xảo
Mặc nhận sủy maYên lặng suy nghĩ
tiệm chí tòng tâm sở dụcrồi sẽ có lúc đi đến chỗ tùy ý mình mà làm
Bản thị xá kỷ tòng nhânVốn là bỏ mình mà theo người ta
Đa ngộ xá cận cầu viễnĐa số ngộ nhận là bỏ gần để lấy cái xa
Sở vị sai chi hào ly liêu dĩ thiên lýGọi là sai một ly đi một dặm
Học giả bất khả bất tường biện yênHọc giả không thể không tường tận rõ ràng
Trường quyền giảTrường quyền
như trường giang đại hàcó nghĩa là như con sông dài rộng lớn
thao thao bất tuyệt dãchảy thao thao bất tuyệt
Bằng, lý, tê, án,Đở, Kéo, Đụng, Đẩy
Thái, liệt, trửu, kháo,Bẻ, quặt, cùi chỏ, vai
Thử bát quái dãĐấy là bát quái
Tấn bộ, thoái bộtiến, lùi
tả cố, hữu phân, trung địnhtrái, phải, trung tâm
Thử ngũ hành dãĐấy là ngũ hành
Bằng lý tê ánĐở, Kéo, Đụng, Đẩy
Tức càn khôn khảm lylà Càn Khôn Khảm Ly
tứ chính phương dãBốn phương chính
Thái liệt trửu kháoBẻ, quặt, cùi chỏ, vai
tức tốn chấn đoài cấnlà Tốn Chấn Đoài Cấn
tứ tà giác dãbốn góc xiêng
Tấn thoái cố phân địnhTiến lui trái phải giữa
tức kim mộc thủy hỏa thổ dãlà Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ
Hợp chi tắc vi thập tam thế dãCộng lại là mười ba thế
(Theo website: Levanchuan.com)

====================================================================

NHẬT KÝ TẬP LUYỆN

Bài quyền: MỘC [ 85 THỨC CỦA TRƯƠNG TAM PHONG]

Thứ tự các thức trong bài

TÀI LIỆU VỀ THÁI CỰC TRƯƠNG TAM PHONG => https://app.box.com/s/fcf3g17ibnfacaiuj46yjzpxvaqg2o3n

NGŨ HÀNH TRẠNG TRANG

Đây là tài liệu gốc do võ sư motgiot, thuộc dòng TCQ-HYQ-BQC Wang Shu-Chin. Mình rất vinh dự được trao đổi nhiều lần với vs motgiot, rất cảm ơn anh (lão tiền bối ^^) đã chia sẻ tài liệu vô cùng tuyệt vời này.

Ebook được sưu tầm lại từ các bài viết trên mạng.
Lời khuyên của mình là tập mỗi lần 10-20 phút thức thức 2 can kinh. Các nguyên tắc luyện tập tương tự thức thứ nhất. Mỗi ngày có thể tập 3 lần vào sáng, chiều, tối hoặc nếu không có thời gian thì tập vào buổi tối, mỗi lần cách nhau 45 phút. Thời gian tập tốt nhất là 12h đêm. Lưu ý không nên tập nhiều quá so với khả năng chịu đựng của cơ thể.


Trạm trang là một phương pháp dưỡng sinh cổ đạI của (TQ). Từ 2000 năm trước, trong sách ”Hoàng đế nộI kinh” đã viết ”…. Thượng cổ hữu chân nhân, đề khiết thiên địa, bả ác âm dương, hô hấp tinh khí, độc lập thủ thần, cơ nhục nhược nhất, cố năng thọ tế thiên địa,…” Nhưng 1000 năm trở lạI, phương pháp này chỉ được ngườI ta coi là cơ bản công trong quá trình nhập môn võ thuật. Dùng tính nguyên lí, chất căn bản của trạm trang như cương nhu, hư thực, động tĩnh, lỏng chặt đan kết và công dụng của âm dương tương giao, thủy hỏa khắc chế, kết hợp thể nghiệm mấy chục năm luyện công, sáng tạo ra một loạI công pháp động tĩnh tương kiêm, nội ngoạI ôn dưỡng, dùng để phòng bệnh, trị bệnh, kiện thân, ích thọ, gọi là Trạm trang công. Thông qua Viện y học đường sắt thuộc Viện y học Bắc kinh, Viện nghiên cứu Trung y thuộc tỉnh Hà bắc và vớI chứng minh thực tiễn nhiều năm chữa bệnh của tôi, loại công pháp này thích hợp vớI các loại bệnh trường vị , bệnh gan, bệnh thần kinh , viêm khớp, cao huyết áp, bán thân bất toạI, phụ khoa, nhãn khoa & nhiều loại bệnh khác. Tác dụng cơ bản trị bệnh của Trạm trang công chính là nó có thể bảo dưỡng tâm thần, lại có thể luyện tập thân thể. Tức là có thể làm tăng não lực, lại có thể tăng cường thể lực. Khoa học hiện đạI cho rằng loại công pháp này không những có thể làm cho huyết dịch tuần hoàn thông suốt mà còn có tác dụng thải cũ nạp mớI, tăng cừơng công năng của các khí quan, cơ quan & các tế bào. Đồng thờI làm cho toàn thân cơ bắp luyện tập & đạt tớI tính ”nọa lực” , sản sinh ra một loại xung động hướng nội, từ đó mà kích thích đại não,…. Trước khi nhập tĩnh thể hội cảm giác nhẹ nhàng sảng khoái, đối với đại não cũng là kích thích thực tính. Nhập tĩnh rồi, sẽ sản sinh ra ức chế, có tác dụng bảo vệ. Trung y cho rằng loại công pháp này có tác dụng lưu thông kinh lạc, điều tức khí huyết, làm cho âm dương tương giao, thủy hỏa tương tế, tăng cường tinh thần, luyện tập cơ thể, tăng cường khí lực.

Các đặc điểm:

1. Miệng hơi mở, hô hấp tự nhiên, bất luận châu thiên tuần hoàn. Do đó không sinh ra tác dụng phụ.
2. Thực tiễn chứng minh: ngườI mớI luyện công, chỉ cần kiên trì luyện tập, dù không đạt tớI yếu lĩnh nhập tĩnh, thì vẫn thu được hiệu quả trị liệu.
3. Không phụ thuộc thờI gian, địa điểm, điều kiện; bất kể đi, đứng, nằm, ngồI tùy thờI tùy chỗ, đều có thể luyện công. Loại công này đơn giản, dễ tập, hoàn toàn có thể tạo thành một phần của cuộc sống, dễ dàng được công chúng tiếp thu & nắm vững.
4. Căn bản thể chất, tuổI tác, bệnh tình, tính cách, thiên bẩm, thói quen sinh hoạt khác nhau v…v… sử dụng, điều phối thế thức & ý niệm hoạt động khác nhau. Do đó loạI biện chứng luận trị này tùy ngườI, tùy bệnh mà định ra phương pháp phù hợp, tăng tốc độ & hiệu quả chữa bệnh
5. Đây là loại hoạt động chỉnh thể có quan hệ tương hỗ, chế ước nhau, điều chỉnh cân bằng âm dương giữa hình, ý, khí, lực. Do đó nó cũng là một lọai phương pháp luyện tập mà động tĩnh tương kiêm, nội ngoại ôn dưỡng . Tức có thể tu dưỡng tinh thần, luyện tập hình hài (đặc biệt là Trang thức). Do đó nó không chỉ thích hợp vớI việc trị bệnh, mà càng kiên trì luyện tập, thì có thể làm cho người thể chất yếu đuối trở thành khỏe mạnh, người khỏe càng khỏe hơn. Phòng chống lão hóa, trị bệnh, ích thọ. Từ đó mà có thể xây dựng xã hộI tốt đẹp hơn.

1- Tự Nhiên Trang – hay Vô Cực Trang là công pháp bước đầu làm quen với dưỡng khí công.

Công Pháp: Đứng tự nhiên, 2 tay thả lõng hơi khuỳnh, 2 chân khoãng cách bằng vai hoặc đứng cách nào thoải mái nhất cho mình, gối hơi chùn. Hư linh đỉnh kình – Huyệt Bách Hội trên đĩnh đầu như treo, Huyệt Trường Cường ở cuối xương cùn rơi xuống, mông hơi đưa về trước, cột xương sống hơi giãn cho khí dể thông, người toàn thân thả lõng chìm xuống. Lưỡi đặt lên trên nóc giọng, răng môi hơi khép, mắt nửa đóng nửa mở lim dim, thần nội liễm nhìn vào trong thân, ý thủ đan điền, trí không nghĩ ngợi mông lung mà phải thã mỡ thãnh thơi thư thái, hít thở điều hòa chậm sâu đều mịn không gián đoạn, hít thở tuỳ theo sức mình, không cố gắng hít thở sâu sẽ bị chóng mặt. Lúc đầu có thể đứng 1 phút, lâu dần có thể tăng lên khoảng 1 tiếng hoặc hơn, tập hằng ngày vào mỗi buổi sáng và tối, nếu không có thời gian thì có thể tập trước khi đi ngũ.
Tập chổ thoáng mát dễ chịu, tránh chổ gió to hoặc lạnh nhiều, có thể đứng trong phòng tập nếu không có chổ, tránh tập lúc bụng đói hoặc no quá. Sau khi ta đứng một thời gian thì khí tự động phát sinh, cứ để cho khí tự do chuyển động luân lưu khấp châu thân.

2- Âm Dương Trang – Sau khi đứng Tự Nhiên Trang một thời gian, khí trong người đã phát sinh thì lúc đó hãy tập Âm Dương Trang.

Công Pháp: đứng và tập giống như Tự Nhiên Trang nhưng đến lúc khí luân lưu khấp châu thân là lúc đó ta hãy nương theo khí để chuyển Âm Dương bằng cách chuyển sức nặng từ phải qua trái và ngược lại, khi chuyển sức nặng phải đợi cho thân chìm xuống chân và có cảm giác như chân chìm sâu và mọc rễ xuống đất, lúc đó mới chuyển sức nặng về phiá bên chân kia. Tay chân và toàn thân nương theo sự chuyển động của khí mà cứ để đóng mở Âm Dương một cách tự nhiên.

3- Càn Khôn Trang – Sau khi đã thành thục Tự Nhiên và Âm Dương Trang sau 1 thời gian tập luyện, thì lúc đó ta mới bắt đầu tập Càn Khôn Trang.

Công Pháp: đứng, tập, hít thở giống như phần 1 & 2. Lúc nầy công phu của chúng ta đã có phần tiến triển, tiếp theo ta để 2 tay lên nhau sau cho 2 huyệt Lao Cung trong lòng bàn tay chồng lên nhau ( Nam – tay trái đặt lên hạ đan điền, tay phải đặt lên tay trái. Nử – tay phải đặt lên hạ đan điền, tay trái đặt lên tay phải) nằm trên hạ đan điền, hạ đan điền là vùng ở dưới rốn khoản 1 thốn rưởi, nương theo khí tay ta di chuyển vòng tròn từ trái qua phải hoặc từ phải qua trái tuỳ theo lúc khí di chuyển, tay di chuyển như xoa nhẹ vòng quanh hạ đan điền, tay xoay nhẹ nhàn thoải mái.

Thức thứ nhất: Tâm Kinh Chú ý các điểm đánh A,B,C…, Tôi sẽ chú thích sau

A- cầm hơi rút vào, nhắm mắt lại cũng được nếu chỉ muốn dưỡng sinh, nếu muốn tập cho võ thuật thì mắt hé mở, lưởi để tự nhiên sẽ chạm phần trên lợi của răng trên, không cong lưởi để chạm vòm như một số khí công gia khuyến khích. Mắt và cả mặt buông xã

B- vai trầm và hơi đưa ra trước thì như vậy ngực hàm hung và relax (K). Hơi tách khớp xương tay và vai, khi làm đúng thì

C- hai cùi chỏ sẽ hướng ra ngoài, một phần thật nhỏ lực sẽ đi theo hình mũi tên vòng cung mà tôi vẽ từ vai xuống bàn tay

D- cổ tay hơi có gốc độ, tức bàn tay hơi nâng lên đồng thời cổ tay để một chút lực xoắn như hình cuối

E- bàn tay xoè, hổ khẩu mở, ngón tay không căng thẳng nhưng cũng không quá cong. Trong 5 thức bàn tay có chút khác biệt cũng như khi đi bài quyền thái cực, bàn tay tuy mở nhưng không giống nhau cho tất cả các thức

G- cạnh ngoài của bàn chân hướng thẳng về phía trước hay hướng vào phía trong cũng được, như vậy thì cạnh trong của chân (H) sẽ hội tụ hình chữ bát

F- khi G làm đúng và khoảng cách cạnh ngoài của chân tương đương chiều rộng vai, rùn ngừoi xuống và buông xã thì đầu gối có khuynh hướng đi về gần nhau, như vậy 3 kinh dương và 3 kinh chân đều đựoc kích thích

J- Đối với người tập võ thì rùn sâu một chút và với cấu trúc đó bàn tọa tự động đẩy vào, hậu môn tự động khoá. Đối với ngừoi lớn tuổi đứng hơi cao thì bàn toạ nên cố ý đẩy vào

I- khi B, C làm đúng thì lưng sẽ tròn bạt bối

L- vì tay khuỳnh nên hành giả sẽ thấy cạnh trong cũng như cạnh ngoài cùng với vai tạo thành vòng tròn và với tính chất mở rộng của nó nên cạnh ttrong của của tay, nách, cạnh thân có khoảng trống như có thể kẹp trái banh (L) vậy

M- người không nghiêng ngả, nhìn rất vững chảy, lâu dần tấn sẽ trụ

Nếu làm đúng cách thì nếu có người vổ và lưng hông bụng với sức mạnh thì hành giả vẫn cảm thấy thoải mái không đau đớn

Hành giả phải cố gắng buông xã không gồng cứng. Cũng như thái cực quyền, những tư thế khó relax nhưng tập lâu sẽ relax được, lúc đó sẽ hiểu được thế nào là nhu mà không nhược, cương mà không cường

Thức thứ 2: Can Kinh
Sau khi đứng thức thứ nhất- thí dụ 5 phút-thì chuyển qua thức thứ nhì. Động tác chuyển thật chậm như đi TCQ.

Khi chuyển, lưng bàn tay hướng vào trong và đối diện nhau, cổ tay hơi vặn căng, đến khi 2 bàn tay ngang vai thì mới xoay tay, hướng lòng bàn tay vào người như ôm trăng, khoảng cách từ 1 nắm tay đến 3 nắm tay tuỳ theo cấu trúc cơ thể của mỗi người. Khoảng cách này tuỳ theo hành giả, sau một thời gian tập, cảm giác khí lực sẽ là yếu tố xác định cho mỗi người biết được khoảng cánh nào là đúng cho mình

Thức thứ ba: Tỳ Kinh sau khi đứng thức thứ nhì- thí dụ 5 phút- thì chuyển qua thức thứ ba.Kéo tay vào sát ngực, lật bàn tay rồi đẩy từ từ ra Sau khi đứng tỳ kinh- thí dụ 5 phút thì chuyển qua thận kinh

Thức thứ tư: Thận Kinh Sau khi đứng tỳ kinh- thí dụ 5 phút thì chuyển qua thận kinh

Thức thứ 5: Phế Kinh Sau khi đứng thế thứ tư thận kinh- thí dụ 5 phút thì chuyển chậm chậm qua thức thư 5, theo hình vẽ. Nên chú ý sau khi hoàn tất vị thế thì lòng bàn tay hướng qua 2 bên phải trái, chứ không phải hướng về phía trước. Nhìn hình cuối bên phải (hình nhìn ngang) sẽ rõ hơn.

Bí quyết về hình
Hỏi: Xin nói rõ hơn về người khi tập trang công hơi đẩy trọng tâm về phía trước,hoặc phía sau để làm gì?

Đáp: Tạm mượn một hình ảnh của Trần thức. So sánh 2 hình các bạn sẽ thấy trọng tâm của Trần thức đặt ở gót chân. Lối này cho những người dưỡng sinh lớn tuổi gối đã yếu, thế đứng khó trụ vững chảy, chỉ đụng nhẹ sẽ ngã ra sau. Đối với người tập võ thì không nên tập lối này. Cho dù người yếu gối sau một thời gian tập luyện cũng nên dần dần đẩy trọng tâm về giữa bàn chân, về phương diện khí thì sẽ nối liền Dũng tuyền và Hội âm, có khả năng sửa gối, cũng giúp ích phát kình như là sức búng ra.

Lối đứng của 2 chân khác nhau. Trần thức như kỵ mã của ngoại gia, 2 bàn chân chữ bát ngược. Nói ngược vì khi người tập nhìn xuống sẽ thấy ngược.

Hỏi: Xin nói kĩ hơn nữa về vấn đề làm sao để thót hậu môn trong khi đẩy vị trí đan điền ra trước mà lưng vẫn thẳng và phần háng sát bẹn (hậu môn) lại có ý khép lại.
Đáp: Lối đứng của Trần thức làm hở hậu môn, thế là người ta chế ra thót hậu môn. Có khi người ta chủ trương thót hậu môn trong lúc đi TCQ. Nếu đứng theo tự nhiên theo tôi chỉ dẫn thì gối tự đi vào, đẩy mông ra một chút phía trước thì hậu môn được đóng một cách tự nhiên, nhờ vậy mà buông xã dễ dàng, ý không bị tán loạn vì lo nhíu hậu môn.Thứ hai về phương diện đông y, Thận làm chủ, là lò của tinh. Tinh sung thì khí mãn. Dũng tuyền nằm trên thận kinh. Mặc dầu 5 thức chia ra tâm can tỳ thận phế nhưng thật ra chúng là mối liên hệ không tách rời, thế đứng khép gối một cách tự nhiên không gồng gánh làm đường thận kinh thông suốt. Trong TCQ, những 2 bàn chân theo chữ bát thuận thấy rất nhiều , nhất là trong lúc chuyển hướng, người ta chỉ thấy phương diện chuyển hướng mà không thấy sự kích thích thận kinh.

Hỏi : Khi tập trạm trang khí cảm sẽ quyết định khoảng cách giữa hai tay. Vậy xin hỏi khí cảm như thế nào thì là đúng??
Đáp: Bạn thích ăn thịt chấm mắm nêm hay nước mắm, chỉ có bạn mới biết. Sau một thời gian tập luyện bạn sẽ chọn đúng vị thế cho cơ thể của mình.Hãy nhìn lại hình trên để so sánh. Trần thức cho khoảng cách khá xa giữa hai bàn tay. Lối này dễ cho các cụ, đỡ mỏi. Nhưng với thanh niên thì nên để tay sát hơn, lưng sẽ tròn hơn (bạt bối), khí sẽ bọc tròn thân, từ nách đến sườn tạo ra nội công thiết bố sam, dĩ nhiên khó buông xã hơn, nhưng cái khó đã làm được thì cái dễ lại quá dễ dàng, sau này sử dụng kình từ vai sẽ mạnh mẽ.Thường người ta hay nói đến truỵ chỏ, thế là đua nhau cái gì cũng truỵ chỏ. Không hẳn như vậy, phải hiểu tại sao phải truỵ chỏ thì khi hành trạm trang hay đi bộ vị TCQ mới chính xác. Trong hình Trần thức, trỏ truỵ hơi nhiều, dễ cho các cụ dưỡng sinh nhưng không tạo điều kiện nhiều để phát triển bằng kình và thái kình, đó là chưa nói đến kình từ chỏ.

Hỏi : Có người bảo tập trạm trang công cũng có thể bị cứng? Vậy cứng ở chỗ nào?
Đáp: Câu hỏi này có thể có hai ý và có liên quan với phần tôi nói trên nên xin trả lời ở đây.Thư nhất, tập trạm trang theo lối này và đứng với thời gian dài nên cơ bắp phải căng thẳng, nhưng lúc nào ta cũng phải buông xã, có nghĩa là ta dụng lực tối thiểu nhất để giữ bộ vị. Giữ bộ vị không có nghĩa cứng nhắc không lay động, vì khi khí lực di chuyển cực mạnh thì có thể tạo lắc lư. Cho dù sự lắc lư không phải do khí mà do mỏi mệt lay động thì ta lại càng phải buông xã thư giãn, không dụng sức để kềm chế . Dù sao thì với thời gian tập luyện cơ bắp khi để bình thường thì mềm nhưng ở những bộ vị liên quan thì cứng một cách tự nhiên không phải do gồng mà ra, cơ bắp có âm dương cân bằng và linh hoạt chứ không phải cứng ngắc như các nhà cử tạ, cơ bắp bị rút ngắn.Thứ hai, có người sinh ra đã mang chứng cứng cơ, hoặc do nghề nghiệp tạo nên, thì như vậy khi tập trạm trang phải chuyển đổi cho phù hợp với cơ thể. Tôi sẽ nói thêm về chiến lược buông xã, ý và hơi thở , cấp bậc của nội công.

Hỏi: Xin hỏi khi bắt đầu thì thế nào và kết thúc ra sao?
Đáp: Tôi không trả lời theo thứ tự thời gian cho các bạn mà theo mối liên hệ của vấn đề, cho nên xin trả lời câu này trước.Trước khi tập trạm trang ta nên khởi động theo lối của phái TCQ, nhất là động tác xoay eo phải trái với 2 cánh tay đong đưa hoàn toàn buông thả, làm sao cảm thấy khớp vai, khớp chỏ khớp cổ tay, các khớp ngón tay như tách ra vì không có một lực nào kềm chế chúng lại. Các khớp cột sống dãn mở, thì bắt đầu đứng như thế chuẩn bị TCQ, bước chân trái qua trái tuần tự tập 5 thức. Các bạn có thể đứng thời gian ngắn như 3 phút mỗi thế, cuối cùng vung tay lên mặt đẩy xuống hạ đan điền như khi đóng TCQ, từ tư thế đó thở 5, 6 hơi thở sâu nhẹ tự nhiên rồi khởi thái cực đi thái cực quyền. Điều đó sẽ giúp tâm tĩnh và bạn sẽ đánh TCQ chất lượng hơn.Nếu muốn chỉ tập trạm trang mà không tập tiếp TCQ thì thông thường các bạn phải tiến dần đến khả năng đứng lâu 1 hay 2 tiếng. Lúc đó bạn kết thúc trạm trang giống như TCQ rồi bước chân trái 45 độ qua trái, 2 tay vòng lớn như thức 2 nhưng lòng bàn tay úp xuống đất, hổ khẩu và các ngón mở, độ cao khoảng ngang hay dưới vú, rồi làm động tác mhư người xây bột, ngược chiều kim đồng hồ, xoay eo, lúc cánh tay ra trước ngực thì đẩy trọng lượng trên chân trái 70%, lúc tay về sát ngực thì trọng lại lên chân phải, ý thủ đan điền. Làm chậm như đánh TCQ rồi sau đó bước chéo chân phải làm ngược lại.

Hỏi: Xin hỏi đứng thấp bao nhiêu là đúng?
Đáp: Tôi đã nói sự khác biệt giữa các cụ tập dưỡng sinh và với thanh niên nay xin nói rõ thêm. Thông thường đối với thanh niên thì nên rùn thấp đến khi mình nhìn xuống thấy gối vùa che ngón chân cái. Có người cho rằng đó là mức giới hạn nhưng đại sư Wang cho rằng có thể xuống sâu hơn một nắm tay, cái gì kiểm chứng là đúng, chính là khí, khí là quan toà . Cũng như làm sao biết những bộ vị trong TCQ dòng nào đúng, thí dụ tỳ bà thế, chính khí là quan toà!Hỏi: Xin hỏi vậy chữ bát thuận nói trong hình thức luyện trạm trang có phải là kiểu chân của thế kiềm dương mã trong Vịnh Xuân, chỉ khác tư thế đứng rộng hơn so với kiềm dương mã khoảng cách một vai giữa hai gót chân?Đáp: Về việc các bạn so sánh lối đứng với Vịnh Xuân thì xin thưa tôi không biết Vịnh Xuân nên không so sánh được. Chỉ nhấn mạnh là khoảng cách của 2 cạnh NGOÀI của chân rộng bằng ngang vai, và cạnh NGOÀI song song hướng thẳng về phía trước (xem hình!)

Hỏi: Xin chỉ rõ chứng căng cơ hoặc cứng cơ bắp và các biện pháp cần khắc phục và lưu ý trong quá trình luyện trạm trang.
Đáp: Chứng căng cơ cần phải biết đúng vị thế và chi tiết mới cải sửa trạm trang cho phù hợp, không thể dùng lời viết được.Hỏi: Khi tập, tôi có bấm mũi chân xuống đất để lòng bàn chân vồng lên, nhưng người luôn có xu hướng chuyển trọng tâm ra gót chân, vậy làm sao để biết được là mình đã đổ trọng tâm vào giữa lòng bàn chân?Đáp: Cả bàn chân chạm đất một cách tự nhiên như đứng một cách bình thường, không nên cố tình tạo bàn chân vòng lên, thì như vậy trọng tâm sẽ nằm trọn vẹn trên bàn chân vững chảy, lâu dần sẽ trầm trụy và tập trung, tấn sẽ trụ mà có người đã giải thích bằng những điều huyền hoặc. Biết được đứng đúng trọng tâm vì người sẽ thấy thăng bằng, không ngã trước ngả sau, khi thăng bằng nên dễ buông xã. Sau khi tập một thời gian trở thành quen thuộc thì có thể sử dụng các ngón chân bám nhẹ xuống. Mới tập thì không cần chú tâm điểm này, vì sẽ trở ngại cho sự buông xã, buông xã là yếu lĩnh số một cần đạt và một trong những bộ phận để tập trung đầu tiên là vai.

Hỏi: Vấn đề mắt nhắm hay mở phải làm thế nào?
Đáp: Nhắm mắt thì dễ tập trung, dễ buông xã, nhất là tập chỗ yên tĩnh, vì tai không nghe, mắt không thấy. Ngược lại hơi mở mắt thì sẽ khó tập hơn. Nhưng khi đạt được thành quả buông xã và tập trung thì sẽ ích lợi cho việc luyện tập nội gia quyền, dù chỗ đông người ồn ào cũng không ảnh hưởng, trong chiến đấu thì không phải nhắm mắt mới “tùng”.Chiến lược, hơi thở và ýTùng là tiền đề cơ bản trong ngoại hình chính xác. Bí quyết của ngoại hình trong 5 thức đều là một chút căn vặn cổ tay. Như vậy là trong nhu có cương, trong lỏng có chặt.Không như nhịp tim, có tính chất tự động, hơi thở vừa tự động vừa có thể tác ý, cho nên không biết cách sẽ dễ trái với tự nhiên. Hơi thở liên quan đến khí nhưng không phải là khí, hình cũng liên quan đến khí, ý cũng liên quan đến khí. Cho nên luyện khí phải chú ý đến hình, hơi thở và ý. Muốn vậy phải biết mối tương quan nhân quả của chúng.Mối tương quan của hơi thở và thân (hình): khi ta chạy bộ một lúc thì hơi thở sẽ bắt đầu gấp rút theo nhu cầu của cơ thể, nếu lúc đó ta cưỡng lại dùng ý để bắt hơi thở dài phải sâu là trái tự nhiên sẽ có hại. Khi cơ thể ta ở trạng thái tĩnh thì hơi thở cũng thuận theo thế tĩnh. Như vậy khi ta luyện trạm trang, mặc dầu ta ở thể tĩnh nhưng trong thực tế ta chưa “tùng” mà dụng ý thở dài sâu là mất tự nhiên, không phù hợp, lại gây ra áp lực trên cơ thể, làm chóng mặt hoa mắt.Vậy cho nên đối với người mới tập, “dụng ý” lên hình hay nói nôm na là để tâm vào hình thể chính xác. Sau đó “dụng ý” hành “tùng”, hay nói nôm na là để tâm vào buông xã. Tình trạng buông xã càng sâu thì hơi thở sẽ thay đổi nhẹ nhàng và sâu theo tình trạng cơ thể, đó là phương pháp phù hợp với tự nhiên.Buông xã là nhân, hơi thở nhẹ sâu là quả , quả ấy lại lại là nhân tác động lên buông xã hơn nữa.: Buông xã <=> hơi thở nhẹ sâu.Muốn buông xã thì không thể tách rời ý, nếu tâm ý ta tản mạn không tập trung thì ta không buông xã được, tâm ta không thể vào thể “tĩnh”, không “tĩnh” thì không “tùng”, không tùng mà cố thở sâu dài là hại “thân”.Từ đó có thể nói rằng trong khi đi TCQ, người nào theo lời khuyên động tác duỗi ra thì thở ra, động tác co vào thì hít vào là không đúng đắn, măc dầu trong thực tế khi đi với tốc độ trung bình thì hơi thở của ta sẽ tự nhiên làm như vậy, nhưng nó làm tự nhiên không phải dụng ý. Các đại sư khi đi TCQ cực chậm thì hơi thở đâu mà dài đủ để thực hiện, TCQ đâu phải lúc nào cũng có động tác ra vô nối tiếp vả lại có những động tác rất dài. Rồi trong lúc chiến đấu hay thôi thủ thì sao, lo bận tâm hơi thở thì sao chiến đấu.Đó là đại khái trên lý thuyết, như vậy cụ thể khi tập ta phải làm sao? những bước gì?
Mỗi người khi tập khí công hay trạm trang công phải hiểu nguyên lý rồi đưa ra chiến lược phù hợp cho mình.

Sau đây là chiến lược gợi ý:

1-Đứng đúng vị thế: hình đúng.
2-Tâm luôn gắn vào hình, dụng lực tối thiểu để giữ bộ vị, đó là dụng ý bất dụng lực.
3-Chú ý đến hơi thở ra, mỗi lần thở ra niệm “buông xả” ,”tùng”, “lỏng”….
4-Nếu không thấy không buông xã được thì có thể chia chẻ thành nhiều tiến trình:a-Mỗi lần thở ra niệm trầm vai, tiếp tục như vậy một thời gian đến khi vai có thể trầm và xã.
b-Kế tiếp có thể lấy cổ làm điểm tập. Vậy khi thở ra niệm ” cổ lỏng” hay phối hợp niệm “cổ vai lỏng”
c-Kế tiếp là mặt, mặt có thể chia nhỏ như mắt , miệng….
d-Kế tiếp là ngực, bụng, lưng, hạ đan điềnNếu không làm được nhiều bộ phận thì tập trung vào một bộ phận hay hai bộ phận. Sau một thời gian thì khi niệm lỏng thì tất cả sẽ lỏng.
Nên nhớ là dùng hơi thở ra để luyện tùng không có nghĩa là cố kéo dài hơi thở ra mà chỉ nương theo một cách tự nhiên, nếu cơ thể ta cần một hơi ngắn thì cứ để cho nó ngắn, hơi dài thì cứ để nó dài.

5-Sau khi thành công thì ta có thể tác ý hơi thở dài thêm một chút để tác dụng ngược lên “tùng”. Khi tùng có thì tĩnh sẽ theo một cách tự nhiên.

6-Vì ý tập trung vào việc thực hiện đề mục buông xã nên thân và tâm hay hình và ý sẽ chập vào nhau, “định” vì vậy sẽ phát sinh. Nếu trong giây phút lơ đãng thì cứ nhận biết sự lơ đãng rồi lại trở về đề mục buông xã mà không buồn phiền nóng giận.

7-Khi một niệm “xã” mà ta đã lỏng được tất cả các bộ phận là một thành tựu lớn, lúc đó để tiến cao vào “định” ta có thể niệm chữ xã kéo dài trong hơi thở ra “xxxaaaaããã…”, phương pháp này sẽ loại trừ tạp niệm xen vào.

8- Sau một thời gian thì ta có khả năng vô niệm mà vẫn đạt được “tùng tĩnh định”. Nên nhớ rằng trong quá trình tập luyện ấy khí cảm có thể xuất hiện khác nhau tuỳ theo mỗi người nhưng đừng bận tâm chú ý đến, nó hoạt động tự nhiên theo con đường của nó, thông thường nó là cảm giác ngoài da trước. Có người đạt đến tùng tĩnh sâu mà không có khí cảm vì cá tính của người ấy, không thể nói người đó không đạt, tôi có biết một người như vậy nhưng kình lực của anh ta rất mạnh.

9-Có sách vở kêu thủ ý đan điền nhưng bạn đừng làm vậy, trong thế tĩnh và bộ hình, khí luân chuyển liên miên như máu vận động liên tục, khí thuộc dương, máu thuộc âm, chúng quện vào nhau, thủ ý đan điền sẽ giới hạn hoạt động của khí, chỉ khi chấm dứt trạm trang vói tư thế xoay bột thì mới thủ ý mà thôi.

10-Bạn có thể tập thôi thủ tự do, bạn sẽ mệt, hơi thở của bạn trong dồn dập, bắp thịt của bạn rả rời, nhưng bạn vẫn có thể tập trạm trang liền sau đó. Bạn sẽ thấy rằng bạn sẽ buông xã hơn vì bắp thịt mỏi, hơi thở của bạn từ dồn dập đến lắng diệu.

11-Đến một lúc nào đó tự bạn sẽ khám phá khí luân chuyển từ ngoài da rồi da bạn như thở, người ta gọi là thở bằng da, sau đó nó đi vào thịt xương và cuối cùng là tuỷ. Làm cách nào thì tự bạn sẽ biết được mà tôi không cần phải nói ở đây . Cao thâm hơn ta nhận ra rằng không có các bộ phận cơ thể tách rời mà tất cả chỉ là một, một khối đang thở, một khối khí đang vận hành. Và sau đó một cảm giác hoà nhập tan hoà với vũ trụ. Sau khi đạt “tùng tĩnh định”, lúc đó ta có thể chuyển lên cấp “định quán” có thể đắc đạo quả. Đại sư Wang đắc đạo quả lúc hành thiền trạm trang bên Nhật trong lúc một vài hoa tuyết rơi chạm vào đầu ông!

Sự tinh tấn của hành giả hoàn toàn lệ thuộc vào căn cơ và sự cố gắng. Trong giai đoạn đầu của nội gia đòi hỏi phải kiên nhẫn và trì hành liên tục, như người đun nước, mở lửa lên một lúc thì tắt, rồi mở lửa nữa, lại tắt… nước không bao giờ sôi. Chỉ khi nào mở lửa liên tục đến khi nuớc sôi, lúc đó vặn lửa nhỏ xuống nhưng nước vẫn sôi.


Thái Cực Quyền Luận

Thái cực sinh ra từ Vô cực, là mẹ của Âm Dương. Động thì phân mà tĩnh thì hợp. Không thái quá bất cập. Tùy co mà duỗi. Người cương ta nhu gọi là tẩu. Người nghịch ta thuận gọi là dính. Động gấp thì ứng gấp. Động chậm thì chậm tùy. Tuy biến hóa vạn mối, nhưng lý thì nhất quán. Do thuần thục mà dần ngộ hiểu kình. Từ hiểu kình sẽ đạt tới thần sáng suốt. Không dày công luyện tập, không thể đột nhiên quán thông.

Trống rỗng linh hoạt thần khí xuyên suốt lên tận đỉnh đầu. Khí trầm đan điền. Không nghiêng không dựa. Thoắt ẩn thoắt hiện. Bên trái vừa nặng đã thành hư. Bên phải vừa nặng lại thành trống không. Ngửa lên thấy càng cao. Cúi xuống thấy càng sâu. Tiến lên thì càng xa. Lùi lại thì càng gần. Một cái lông không thể thêm. Một con ruồi không thể đậu. Người không biết ta. Chỉ ta biết người. Anh hùng vô địch là do những điều trên mà đạt.

Có nhiều môn phái khác nhau. Chiêu thức tuy có khác nhau. Nhưng cũng không ngoài mạnh thắng yếu, chậm thua nhanh, có lực thắng vô lực, tay chậm thua tay nhanh. Đó là khả năng tự nhiên tiên thiên. Không phải học hiểu lực mà ra. Xét câu bốn lạng bạt ngàn cân. Hiển nhiên không dùng sức mà thắng, ( Quan mạo điệt năng ngự chúng chi hình), thì nhanh há giúp được gì?

Đứng như cái cân. Động như bánh xe. Nghiêng chìm một bên thì linh hoạt, mà nặng cả hai bên thì trì trệ. Luyện tập lâu năm, mà không thể chuyển động hóa giải, dẫn tới bị người khống chế, đó là bệnh song trọng chưa dứt. Muốn chữa bệnh này, cần biết Âm Dương. Dính tức là tẩu. Tẩu tức là dính. Âm không rời Dương, Dương không rời Âm, Âm Dương giúp nhau. Đó mới là hiểu kình. Hiểu kình rồi, càng tập sẽ càng tinh tiến. Chiêm nghiệm, suy ngẫm, dần dần sẽ đạt tới tùy tâm ứng. Đó là bỏ mình theo người. Đa số bỏ gần, tìm xa. Do đó sai một li đi một dặm. Người luyện không thể không phân biệt rõ ràng.

Sự vi ảo của Thái cực quyền không ngoài luận này.  Nếu không phải là người có thiên tư trí tuệ thì khó thể lĩnh hội, có thể gặp thuật này, nhưng không thể giỏi thuật này.

Thập tam thế (Luận về Trường quyền)

Thái cực quyền còn gọi là Trường quyền. Trường quyền như sông dài biển lớn, liên miên bất tận. Bằng, Lý, Tê, Án, Thái, Liệt, Chẩu, Kháo đó là Bát quái. Bằng, Lý,Tê, Án là quẻ khảm, ly,chấn đoài, bốn chính phương. Thái, liệt, chẩu, kháo tức là quẻ càn, khôn, cấn, tốn, bốn hướng góc. Bước tới, bước lui, liếc trái, nhìn phải, ổn định ở giữa tức kim, mộc, thổ, thủy, hỏa. Đó là Ngũ hành vậy. Gộp lại mà nói là mười ba thế.

(Vương Tông Nhạc)

Ngũ Tự Ca Quyết – Thái Cực Quyền

qi

Nhất viết Tâm tĩnh
Nhị viết Thân linh
Tam viết Khí liễm
Tứ viết chỉnh Kình
Tổng quy Thần tụ

Nhất viết Tâm tĩnh: Vì sao tâm tĩnh? Tâm không tĩnh! Chuyên chú làm sao, mỗi một cử động, toàn chuyện tào lao, làm không chủ đích, trước sau trái phải, công thủ lung tung, toàn vô định hướng… Cũng chính vì vậy, yêu cầu tĩnh tâm. Lúc đầu mới tập, không thể tự chủ, chưa tự tĩnh được tâm, nên cần quan sát, nhớ phải tùy người, để ta hành động, tùy việc mà theo, lúc nào nên khuất, lúc nào nên cương, cần nên linh hoạt. Chớ tự động làm, người ta dụng lực, ta cũng dụng lực, thiên hạ vô lực, ta tuy vô lực, nhưng ý đề phòng… phải luôn ghi nhớ, khắc cốt ghi tâm. Tâm (ý) thủ tại đâu, khí nên tại đấy, không sớm không muộn, nghỉ ngơi hợp phép, “Thủ dật đãi lao” (lấy nhàn hạ đối phó với mệt nhọc)… cứ y như thế, sáu tháng một năm, khả năng đắc dụng. Lại cần phải nhớ, chỉ dụng ý thôi, chớ có dụng kình. Nếu làm được vậy, địch do ta chế, làm gì nổi ta.

Nhị viết Thân linh: Vì sao như thế? Thân không linh hoạt, chắc chắn nặng nề, tiến thoái làm sao? Vậy ta mới nói, yêu cầu thân linh. Thân linh? Tức không đần độn, địch nhân dụng lực, vừa chạm đến lông, ta đây đã biết (âm mưu ý đồ của địch nhân). Hai tay chống đỡ, bốn hướng tám phương, hết hư lại thực; khí như xa mã, chạy khắp toàn thân, không nên ngưng trệ. Khí ngưng trệ! Toàn thân tán loạn, bệnh bởi do đâu? Bệnh từ bộ pháp (thối =  chân trụ), thứ đến do eo, cần suy  cho kỹ, dùng ý dẫn thân (đánh cái gì, đánh vào đâu, phải hiểu rõ và thực hiện thật đúng cách), tùy người mà đánh, cứ thế mà làm; lúc đầu hơi khó, nhưng cố gắng lên, thế nào cũng được. Do mình thì bậy, do người là thành (tức nương theo đối phương mà chống trả) cứ y như thế, công thủ nhịp nhàng, cốt đợi thời gian, công thành danh  toại.

Tam viết Khí liễm: Ba là Khí liễm (thu vào): Khí tản mạn, làm sao có lực? Hô hấp lung tung, làm sao thắng địch. Muốn thắng địch? Hô hấp tự nhiên, dùng ý vận khí, không nên dùng lực. Hít vào người nổi, thở ra thân chìm, làm được như thế, mới thắng được nhân.

Tứ viết chỉnh Kình: khi phát kình, động tác cần chuẩn xác: Kình lực của ta, do luyện mà có, cần hiểu cho rõ, chớ uổng phí kình. Kình có do chân (bộ pháp chắc chắn = trạm trang ổn cố), dồn súc tại eo, phát do cột sống, thành tại chân tay. Lại như phải nhớ, đánh được hay không? Toàn nhờ bản lĩnh. Địch nhân chưa phát (kình), ta đã đến nơi, không sau không trước, như lửa bén rơm, nước khơi đúng mạch, trước tiến sau lui, không sau không trước, ổn cố an thư, bất năng tán loạn. Khúc trung cầu trực, co là để phát, nào phải sợ ai? Nước đục mò cá, Mượn lực đánh người, Anh hùng là thế.

Ngũ viết Thần Tụ: Bốn cái trên kia, vẫn chưa hoàn mỹ, muốn thật hoàn mỹ, chỉ có tụ thần. Thần tụ khí tụ, “luyện khí qui thần”, chẳng phải thế sao? Khí thế phấn chấn, tinh thần tập trung. Công thủ biến hóa, lúc thật lúc hư, hư không phải hư, thực không phải thực, cốt vững bên trong, không vì ngoại diện. Lực mượn của người, phát do cột sống (tích = cột sống), vì sao nói thế? Ấy là khi hít, khí hướng hạ chìm, đồn trú tại eo, thế kêu là hợp. Lại như từ hạ, hướng thượng khí lên, tự nội đến ngoại, tự trong ra ngoài thì kêu là phát. Hợp gọi là thu, Phát kêu làphóng , hiểu được khai hợp, biết được thu phóng, tất hiểu âm dương. Làm được như thế, hiểu được như vậy, “tri bỉ tri kỷ”Hoàn mỹ anh hùng.

Ngũ Tự Ca Quyết

Link: http://thaicuckungfu.com/ngu-tu-ca-quyet-thai-cuc-quyen/

*

Thái Cực Quyền Yếu Lĩnh

2017-03-12 12.06.26

Quyền thuật của Trung-Quốc, tuy rằng có nhiều phái hệ, nhưng tất cả đều hàm chứa kỹ thuật cùng triết lý. Từ xưa tới nay biết bao cổ nhân đã dùng hết tinh lực cùng tuổi trời tu tập mà rất ít người đạt đến chỗ vi diệu của môn quyền. Bởi lẽ, nhiều cao nhơn cho là võ học rất đỗi bao la. Nhưng nếu học giả tốn công lực một ngày học tập thì tất sẽ được thành quả của một ngày, rồi ngày qua ngày… Mới mong thành công.

Thái cực quyền là môn võ thuật dụng Nhu trong Cương, là nghệ thuật miên lý tàng kim. Nó hàm chứa triết lý tương đối trên phương diện kỹ thuật, sinh lý và học lực. Thế cho nên, học giả nghiên cứu môn nầy đều cần phải trải qua thời gian nhất định mặc dù được thầy giỏi hay bạn tốt hướng dẫn, cũng không thể vượt mức thời gian, đốt giai đoạn. Điều quan trọng hơn hết là tự mình luyện tập hàng ngày, nếu không, chỉ đọc suông lý thuyết, mơ tưởng hão huyền, hay ỷ lại thuở thiếu thời có học … thì khi hữu sự, chẳng thể bảo toàn được danh dự. Người như thế, dù biết nhiều, vẫn chẳng phải người có công phu hằng ngày luyện tập. Cổ nhân nói Chung tư vô ích, bất như học giả. Bất kỳ thời buổi nào trong ngày, thời tiết nào trong năm, hoàn cảnh, nơi chốn nào…. Hễ trí tưởng tới là bắt tay luyện tập liền, thì bất kỳ Nam, phụ, lão, ấu đều thành công mỹ mãn. Gần đây, người nghiên cứu võ thuật rất nhiều, từ Bắc chí Nam, thật là điều vui mừng cho ngành võ thuật. Tuy nhiên, nhiều người chưa hiểu rõ chỗ chuyên tâm khổ luyện để đạt đến thành quả tốt đẹp, mọi sự đó cũng tại thiếu thành tâm hướng học. Và đa số vấp phải hai khuyết điểm:

  • Hạng thanh niên thiên tài sẳn có, cường lực tự nhiên, lãnh hội kỹ thuật dễ dàng. Nhưng khi lãnh hội được chút ít là có tánh tự mãn, tự phụ, cho là đủ xài, là hơn đời, bèn nghỉ luyện, hoặc chểnh mảng luyện tập, thành ra chẳng đi đến đâu.
  • Hoặc hạng muốn học nhanh, học nhiều, để có kết quả mau, nhưng rồi chỉ thu hoạch được rất ít, và sơ sót rất nhiều. Học chưa đầy một năm mà từ quyền đến đao, thương kiếm… đều học cả, thì làm sao cho tinh được. Dù rằng trên hình thức, có thể cũng quơ múa vẽ vời như ai, nhưng thực tế chẳng đạt được chút công phu nào, một hiểu biết gì. Khi được khảo sát về phương hướng động tác v.v… nội, ngoại, tất cả đều chưa hoà hợp. Nếu muốn sửa chữa, thì thức nào cũng phải sửa cả. Nhưng những người nầy hễ sáng sửa thì chiều quên. Người xưa nói : “Tập quyền dung dị, cải quyền nan” là chí lý thay; nó bắt nguồn từ hậu quả của sự ham nhanh trên.

Nếu như nay dùng sai để dạy người sai thì sẽ di hại về sau cho nền võ thuật, vì lẽ phải nói cho chánh lý. Vậy, luyện Thái cực quyền, trước hết phải luyện QUYỀN GIÁ (khuôn thức bộ quyền); tức người học phải ghi tâm khắc trí những điều cần thiết từng thức một của QUYỀN PHỔ. Đó gọi là Luyện giá tử. Tức phải quan tâm đến Nội, Ngoại, Thượng, Hạ trong từng thế quyền.

  • Nội, tức dụng ý bất dụng lực (dùng ý không dùng sức).
  • Ngoại, tức toàn thân buông lỏng khinh linh, mọi phần thân thể nối tiếp nhau, từ chân tới đùi, lên eo, vai, chỏ.
  • Thượng, thì hư linh đỉnh kình (đầu thẳng như dây treo).
  • Hạ, thì khí trầm đan điền.

Bất kỳ một thức nào trong bài Thái-cực quyền cũng đều phải tìm hiểu kỹ lưỡng để tập cho đúng. Khi tập thuần thục một thức, mới học đến thức kế tiếp, cho đến hết bài. Nếu học giả cẩn thận sửa sai luôn luôn, thì sau này khỏi cần chỉnh đốn mất thời giờ và mệt nhọc.

  • Khi vận hành luyện tập, các khớp xương phải buông tự nhiên.
  • Thứ nhất là khẩu-phúc (miệng) không được bế khí (nín hơi).
  • Thứ hai là tứ chi, eo, đùi, không được dùng sức mạnh.

Người học Thái cực quyền đều có thể nói được 2 câu đó, nhưng chỉ mới cử động chuyển thân, hoặc đá chân, uốn eo là thấy thân lung lay, mũi thở hổn hển rồi. Cái bịnh trạng đó là do bế khí và dùng sức mạnh mà ra.

1- Khi luyện tập đầu không được cúi xuống, ngửa ra sau, ngả qua ngả lại hai bên, đúng theo câu “đỉnh đầu huyền” , nghĩa là như đội vật gì trên đầu vậy. Nhưng không được gồng cứng cổ, mà phải để tự nhiên đầu thẳng như treo dây, ý nghĩa chữ huyền (treo).

Mắt nhìn thẳng tới trước ; có lúc phải di chuyển theo thân thể. Tầm mắt tuy thuộc không hư, nhưng cũng là động tác quan trọng khi biến hoá để bổ túc phần khiếm khuyết của thân pháp và thủ pháp.

Còn miệng thì trông như mở nhưng không phải mở, trông như ngậm mà không phải ngậm, miệng hô (thở ra), mũi hấp (hít vào) theo tự nhiên. Khi miệng tiết nước bọt thì nuốt vào chớ nhổ ra.

2- Thân thể phải trung chính (ngay thẳng), không nghiêng ngửa, xương sống và vĩ lư (đỉnh đầu và chót xương cùng) thẳng mà không méo: “vĩ lư trung chính”. Nhưng khi khai hợp, biến hoá thì “hàm hung bạt bối, trầm kiên chuyển yêu” (cong lưng thóp ngực, buông vai vặn eo). Học giả mới tập phải chú ý sửa chữa kẻo lâu ngày thành tật khó sửa ; dù có dày công tập luyện lâu mà cũng chẳng đạt thành hữu dụng.

3- Trầm kiên, truỵ trửu: Hai khớp xương cánh tay phải buông tự nhiên, vai xệ xuống, cùi chỏ co xuống, chưởng ngửa ra, mũi bàn tay hơi co. Dùng ý vận cánh tay cho khí dồn vào các đầu ngón tay. Làm như thế lâu ngày nội kình thông linh, thì cái huyền diệu tự nhiên sinh ra.

4- Hai chân phải phân hư, thực; bước lên, hạ xuống như mèo đi. Trọng lượng thân thể đặt vào chân nào thì bên đó là THỰC, mà bên kia là HƯ. Hư thực phải phân minh. Hư không phải là hoàn toàn không có mà là thế vẫn chưa dứt, là thế còn biến hoá, co rút được. – . Thực thì chân thực chớ chẳng phải dùng sức quá độ mà gọi là thực. Cho nên đùi co thẳng là đủ, nếu còn nhón gót để cho chân thẳng đứng thì gọi là quá kình : thân sẽ ngả tới trước, và sẽ mất tư thế trung chính ngay.

5-. Bàn chân phải phân ra hai (2) thức rõ ràng: dịch thối (quyền phổ ghi là Tả hữu dịch thối phân cước, hay tả hữu sí cước). Và đẳng cước hay đặng cước. Khi dịch thối (tức đá) thì phải chú ý mũi bàn chân.

Khi Đặng cước thì chú ý tới toàn bàn chân. Ý đến thì khí đến, khí đến thì kình đến; nhưng khớp xương chân phải buông tự nhiên và đá ra một cách vững vàng. Vì lúc đá rất dể gây ra cường kình (sức mạnh) . Thân thể không vững thì sức mạnh ở đùi chẳng thể phát sinh.

Về thứ tự luyện: trước nhất luyện QUYỀN GIÁ (thuộc hay không) như Thái-cực quyền và Thái-cực trường quyền, sau mới luyện ĐƠN THỦ THÔI VÃN, ĐẠI PHÚC, TÁN PHỦ. Sau hết mới luyện tới Thái-cực Kiếm, Đao và Thương (thập tam thương), v.v…..

Về thời gian để luyện tập: tập ít thì, sáng thức dậy tập và trước khi ngủ tối cũng tập. Mỗi buổi tập ít ra cũng tập hết một bài từ 1 đến 2 lần, nếu đã thuộc trọn bài. Nếu chỉ thuộc một đoạn, vài thức thì tập cả 10 lần. Nếu có thời giờ thì mỗi ngày có thể tập 7 đến 8 buổi, mỗi buổi tập 1, 2 lượt là tốt rồi.

Điều cấm kỵ: khi ăn no và say rượu thì chẳng nên tập luyện.

Địa điểm để luyện: tập trong vườn cây, hay thính đường rộng thoáng mát, đầy đủ ánh sáng là tốt nhất. Nếu chẳng được như thế thì chỗ nào khoáng đảng nhất có thể có được thì tập được. Chỗ có gió thổi mạnh, và không khí ẩm thấp không nên tập. Vì khi vận động, phổi hô hấp mạnh, mà gặp gió mạnh, khí thấp sẽ dễ gây bịnh.,

Về y phục: Nên mặc quần áo rộng rãi, ngắn gọn  và đi giày bố mũi rộng, cho dễ xoay trở và dễ chịu. Tập xong, mồ hôi ra nhiều chẳng nên đứng đầu gió, cởi áo để mình trần cho mau khô mồ hôi, hoặc dùng khăn lạnh lau mình, để tránh nhiểm bịnh.

Thầy Dương Trừng Phủ

Link: http://thaicuckungfu.com/thai-cuc-quyen-yeu-linh/

*

Khái niệm về Đan điền, Khí, Bằng kình

Đan Điền: là nơi tập trung năng lượng của cơ thể. Bản thân Đan điền không thể làm gì, hoặc chỉ vận động Đan Điền không có tác dụng gì nhiều. Do đó, Việc Đan Điền cần được luyện tập và liên kết với cơ thể (gân, cơ, khớp) thông qua Khí và cơ thể sẽ tạo ra loại sức mạnh hơn sức mạnh vốn có của nó.
VD: Bản thân tay tự vận động sẽ không chính xác. Nhưng khi Đan Điền được kết nối với toàn cơ thể (gân, cơ, khớp, xương…). Mọi thứ sẽ được liên kết và tạo ra sức mạnh khiến tay vận động.
Đan Điền có thể luyện tập thông qua Trạm Trang (đặc biệt là Hỗn Nguyên Trang), luyện tập chỉnh sửa vận động, luyện tập sắp xếp cấu trúc cơ thể.
Đan điền gồm 1 nguyên lý 3 nguyên tắc vận động: Ngang(xoay) , Dọc (Tiến –Lùi), Kết Hợp.

Khí: bản thân Khí là yếu ớt. Nó có thể luyện tập thông qua vận động chậm rãi, cấu trúc cơ thể tốt hoặc tập Trạm Trang. Dòng chảy của Khí có thể so sánh với dòng chảy tự nhiên của một dòng sông, mà cuốn bất cứ chiếc lá nào rơi vào nó.
Việc luyện Khí không được gượng ép, chỉ được dẫn dắt điều hướng của dòng chảy và cần sự bình tĩnh.
Khí chỉ có dụng liên kết.
Việc luyện tập hơi thở có một số nguyên tắc riêng như Đạo Dẫn, Thổ- Nạp, Thở thuận – nghịch…… trong một số trường hợp nhất định, nhưng không gượng ép mà phải tùy theo khả năng thích ứng của cơ thể. Việc để hơi thở được tự nhiên là tối quan trọng. VD: Khi chạy, cơ thể tự điều tiết hơi thở.

Kình: có 2 loại. Một là Ẩn Kình. Loại này không được hiển nhiên và không rõ ràng, liên quan đến các vận động nhỏ, gọn được thấy điển hình trong Tiểu Giá. Loại thứ hai có xu hướng từ trung tâm phát ra, được thấy trong Pháo Chùy gọi là Phát Kình. Thường được lấy ví dụ giống như lực được tạo ra khi động vật lắc thân khi bị ướt. Phát Kình chỉ có thể đạt được thông qua việc luyện tập kết hợp các yếu tố như buông lỏng, kết nối với lực kháng của mặt đất trong một thời điểm với tốc độ nhanh và một số qui tắc về hơi thở, thu phát v.v…. Đó là lý do vì sao trong Pháo chùy có nhiều động tắc nhảy, dậm, chuyển đổi đột ngột…..

Trong Thôi Thủ, hai loại kình trên được sử dụng theo 8 trường hợp khác nhau với 8 tư thế khác nhau gọi chung là Bát Pháp. Đó là Bằng (Peng), Lý(Lu), Tê(Ji), Án (An), Thái (Cai), Liệt (Lie), Trửu (Zhou), Kháo (Kao). Kình được sử dụng theo Bát Pháp được đặt tên tương ứng với cách sử dụng nên được gọi là Bằng Kình, Lý Kình, Tê Kình, Án Kình, Thái Kình, Liệt Kình, Trửu Kình, Kháo Kình.
Có 1 điều chú ý Bằng Kình theo thế Bằng ở đây khác với Bằng Kình là mục đích của việc luyện tập sáo lộ.

Bằng kình trong sáo lộ ám chỉ kết quả của việc năng lượng chạy một cách tự nhiên, êm thấm, nhẹ nhàng v.v….. mà có bất cứ trở ngại nào trong cơ thể. Quá nhiều năng lượng hoặc quá ít thì không thể gọi là Bằng. Khi mỗi phần, điểm, vị trí, v.v…… trong cơ thể chỉ cần đúng lượng năng lượng cần thiết thì mới có Bằng Kình.
Bằng Kình chỉ được sinh ra thông qua việc ý thức thư giãn, buông lỏng, Khí chuyển, Đan điền kết nối mà không tắc nghẹn hay bị gượng ép. Nếu người tập nói rằng: “tôi có thể tạo ra Bằng Kình, hay tôi có thể phát ra Bằng Kình, điều khiển Bằng Kình” thì không đúng. Nếu người tập tập trung ý thức vào Bằng Kình cũng không đúng vì tâm trí không thể buông lỏng. Nhiều người thường dùng cả người để đẩy và cho rằng đấy là Bằng Kình, nhưng thực chất đấy là Kháo Kình. Toàn cơ thể phản ứng tự nhiên mới đúng là Bằng Kình.
Đặc điểm của Trần gia Thái Cực Quyền là việc sử dụng các điểm trên theo một nguyên tắc duy nhất gọi là Triền Ty. Do đó, Kình được là Triền Ty Kình.

Chen Xiaowang

Link: http://thaicuckungfu.com/khai-niem-ve-dan-dien-khi-bang-kinh/

*

Bản chất kình lực trong Thái Cực Quyền

Trả lời phỏng vấn của Maike Sigmen

Không thực sự [có bất kỳ nghĩa gì]. Ban đầu tôi tập Judo và Karate rất nhiều và gặp đủ các loại người, và sau đó gặp một người Nhật tập Aikido. Khi ông ta chỉ cho tôi một số thứ tôi nhận ra ông ta đang dùng một loại lực kỳ lạ: định nghĩa của tôi luôn dựa vào hướng về những người có thể kiểm soát được loại lực này.
Trọng tâm tập luyện võ thuật của ông là “nội công”, nhưng cụm từ này có thể có bất kỳ nghĩa gì; ông có thể trong một vài từ giải thích “nội công” nghĩa
là gì?
Không thực sự [có bất kỳ nghĩa gì]. Ban đầu tôi tập Judo và Karate rất nhiều và gặp đủ các loại người, và sau đó gặp một người Nhật tập Aikido. Khi
ông ta chỉ cho tôi một số thứ tôi nhận ra ông ta đang dùng một loại lực kỳ lạ: định nghĩa của tôi luôn dựa vào/ hướng về những người có thể kiểm soát
được loại lực này.Điều này càng được khẳng định bởi việc có một số người – không phải tất cả mọi người – nhưng một số người, tương đối thông minh và có chút ít kỹnăng nào đó về thể chất, đều nói “ồ, cái này lạ thật”, nghĩa là họ cũng cảm thấy [sự khác biệt]. Khi gặp một người không có một dấu hiệu nào của [khả năng dùng lực] này, tôi không cần biết họ biết bao nhiêu bài quyền hay kỹ thuật, nếu họ không biết kiểm soát loại lực này, nghĩa là họ không biết dùngNội Công. Càng khẳng định thêm điều này, trong nhiều năm [tôi đã gặp] một số người Trung Quốc được công nhận là rất giỏi, và họ cũng nhận ra điều này giống như tôi. Họ chỉ cần ngồi xem một ai đó cũng như tôi – đến một mức độ nhất định, bạn không cần phải chạm vào người đó, chỉ cần xem họ di chuyển – và câu hỏi luôn là :”liệu người này có khả năng dùng lực như vậy không”.

Vậy thì “Nội Gia Quyền”, định nghĩa của ông là gì?

Căn bản là loại lực được sử dụng. Theo cách nói truyền thống thì nội gia quyền dùng “Khí” hoặc “Kình” thay vì “Lực” (sức mạnh cơ bắp). Một bước

tiến lớn với tôi là khi nhận ra rằng Khí ở đây không phải là khái niệm Khí vũ trụ thần bí. Tôi nhớ đến một cuốn sách mà tôi đọc khi 18-20 tuổi và đang
tập Okinawa Karate: cuốn sách có nhiều phần nói về các loại Khí khác nhau: trong phần “Võ thuật và Khí” tôi nhớ cuốn sách nói ngay từ đầu
rằng “trong Nội gia Quyền, Khí được hiểu tốt nhất như là sức mạnh từ đất lên”.

Có các loại lực phụ trợ khác, nhưng đó là luôn là loại lực chính. Và nó được dùng trong mọi cử động, chứ không chỉ trong một cú đánh toàn lực: nhiều
môn võ ngoại gia cũng có thể thực hiện một cú đánh toàn lực gần giống hệt như vậy. Khác nhau là ở chỗ người dùng nội gia quyền thuần tuý sẽ dùng
loại lực này trong mọi cử động.

Vậy ý nghĩa của Khí ở đây không phải là ý nghĩa truyền thống?

Ngày nay rất nhiều người đã đồng ý rằng trừ phi bạn hiểu về nội dung võ thuật bằng tiếng Trung Quốc, bạn sẽ không thể dịch văn bản/ sách võ thuật.
Khi phần lớn các bản dịch mà chúng ta ngày nay đang sử dụng được dịch, không ai hiểu được điều đó, nên khi từ “Khí” xuất hiện, người ta giả định
rằng đây là nói về khái niệm Khí theo nghĩa vụ trụ/ triết học. Từ đó đến nay, rất nhiều người đã ủng hộ khái niệm này và tin tưởng vào nó, tuy nhiên
chính hai người thầy [người Trung Quốc] mà tôi học lâu nhất đều nói [về Khí] theo nghĩa hết sức cơ học và thực tế, và phương pháp tập của họ họ rõ
ràng là đang tiếp nối theo truyền thống mà họ được học. Một trong hai người là thành viên của Hội Trần gia Bắc Kinh, và người kia là một bậc thầy
được công nhận rộng rãi ở Trung Quốc, nên tôi nghĩ cái gọi là “truyền thống” thực ra phải hiểu là “theo quan điểm của phương Tây”: rất nhiều thứ đã bị
làm cho hào nhoáng và bí hiểm, trong khi người Trung Quốc đặc biệt là ở phương Bắc lại có quan điểm thực tế hơn. Thực ra một trong các thầy của tôi
sử dụng những thuật ngữ mà tôi không thích vì chúng quá cụ thể/ cơ học: khi tôi nói về Bằng kình thì ông lại bảo “à, phải rồi, dùng lực từ chân ở đây”,
và tôi khựng lại vì “lực từ chân”: ông còn đơn giản hơn cả tôi!

Wang Xiang Zhai (Vương Hương Trai???), người sáng lập Ý Quyền, cũng nổi tiếng về cách mô tả bằng véc tơ lực và những khái niệm kiểu đó, ông cho
rằng nhiều người bị phân tán bởi những chuyện về Khí, cửu này, ngũ nọ, còn ông thì nói thẳng vào vấn đề. Nên không phải là tôi đang tạo ra một tiền
lệ, tôi đang đi theo một tiền lệ: đây là một tiền lệ tương đối không bình thường nhưng kết quả của nó thì khá rõ ràng đối với những ai tin theo nó.
Không phải vì tôi là người nói hay, phần lớn những người đến các khoá học [của tôi] vẫn giữ lối tập của họ, nhưng họ thu nhận những thông tin này bởi
vì chúng có tác dụng, họ sử dụng chúng theo cách họ muốn, và [thực ra] logic của vấn đề này thì khó có thể phủ nhận được.

Rất nhiều người tập Thái Cực Quyền được công nhận, trong đó có ông, đều có kiến thức từ trước về những môn võ cương mãnh và rõ ràng hơn. Theo ý
ông đó có phải là con đường tốt để đạt được Nội Công?

[có], theo nghĩa là một người bắt đầu học võ sẽ có rất nhiều câu hỏi và vấn đề nghi vấn, nên họ dành rất nhiều thời gian mày mò, hoặc [mất thời gian]
nghi vấn và đi theo con đường sai. [vì vậy] một người đã có kinh nghiêm [với một môn võ khác] có thể gạt sang một bên phần lớn những vấn đề gây
xao lãng [khi tập Thái Cực Quyền??] và tiến thẳng tới cái đích họ muốn, và tôi nghĩ đó là điểm mấu chốt. Một người đã biết chiến đấu sẽ không có
những lo lắng và nghi ngờ về bản thân, bởi họ đã trải qua cái đó từ trước, họ không bị xao lãng, và họ theo đuổi đúng cái họ cần.

Anh cũng biết là TCQ thường được mô tả như là một kiểu múa mềm mại, theo kịch bản có sẵn, và chính vì vậy nó không hấp dẫn được nhiều người
tập võ thực sự. Nó hấp dẫn những người thích tình huống kiểu một người 50kg đánh ngã kẻ hung hãn 100kg. Nhưng bởi vì những người này không có
những kinh nghiệm như đã nói ở trên, họ phí phạm vô số thời gian theo đuổi những vấn đề ngoài lề, và trình độ Thái Cực Quyền thấp nói chung phản
ánh thực trạng này.

Ông đã nhiều lần nói rằng những gì ông dạy trong các khoá học không phải là mức độ cao, mà chỉ ở mức cơ bản. Nếu vậy, sao tất cả mọi người đều
không làm được những cái đó rồi?

Đây là các nội dung cơ bản, nhưng nó bao gồm thay đổi cách cơ thể di chuyển. [vì vậy] bài quyền TCQ được tập chậm để hạn chế di chuyển của cơ
thể. Trong khoá học người ta nhận ra, ở mức độ kiểm soát chức năng cơ thể, cách làm như vậy – và họ về nhà và nhận ra rằng để làm được như vậy họ
phải thay đổi mọi thứ họ đang làm, và họ không thực hiện được điều đó, hoặc cùng lắm là chỉ thực hiện được một phần. Rất khó có thể thay đổi một
cách cực đoan như vậy. Tuy nhiên, luôn có một vài người thấu hiểu được vấn đề, bỏ ra thời gian, kiên trì tập luyện, và họ trở thành thế hệ xuất sắc tiếp
theo.

Ông mong đợi người học thu được những gì?

Di chuyển ở mức độ cơ bản bằng cách dùng Kình, hay lực từ đất, để kéo, đẩy, nâng, hoặc [hợp?] lực hơi hướng xuống dưới. Và hiểu được rằng mọi cử
động đều là phối hợp của 4 loại lực cơ bản này. Khi đó họ đã bắt đầu đặt một chân vào ngưỡng cửa.

Vì sao ông không có các khoá học nâng cao hơn?

Bước đầu tiên là hiểu được loại vận động này. Sau khi vận động đã chính xác, mới có thể nghĩ đến kỹ thuật, ứng dụng và thêm các loại lực khác. Làm
những việc này trước chỉ phí thời gian.

Như vậy không phải là truyền bá TCQ Trần thức dưới một cái tên khác? Những thứ ông dạy là đặc thù [của TCQ] đến mức độ nào?

Không hề như vậy. Tôi đã dạy người tập TCQ của Cheng Man-Ch’ing, Dương gia, Vũ gia, Karate, Arnis, Akido, Vĩnh Xuân, và không hề truyền bá [cho
TCQ]. Họ đều tiếp tục tập luyện môn võ của mình – không hề có chuyện truyền bá môn phái. Tôi cho rằng những người đến các khoá học của tôi – và
đã có rất nhiều người đến – không hề bị ảnh hưởng bởi lời nói xuông: họ đạt kết quả, và kết quả đúng như sách vở từ trước đến nay vẫn nói đến.
Nhiều người tham gia một khoá học, quay về tự tập một cách điên cuồng và thậm chí không nghĩ gì đến tôi nữa. Cho nên đây không phải là chuyện
truyền đạo, không có đấng cứu thế nào cả. [khoá học cuả tôi] giống như nói chuyện ở cửa hàng hơn: tôi giới thiệu công dụng, họ thấy rằng [phương
pháp này] có kết quả, và họ tự thực hiện.

Tất cả học viên có tiếp nhận được ở mức độ như nhau không?

Theo kinh nghiệm của tôi, những người học tốt nhất thường là người Trung Quốc hoặc gôc Trung Quốc, đã có căn bản về võ và kiến thức về lịch sử,
không bị lẫn lộn bởi những vấn đề ngoài lề. Họ hiểu bản chất vấn đề và tiếp cận nó một cách logic, nên họ thường là khá nhất. Tiếp theo là những
người có khả năng điều khiển cơ thể tốt, nhưng chưa tập võ thuật. Những người khác đều ít nhiều gặp vấn đề xoá bỏ những thói quen đã tập lâu ngày,
đó là một phần lý do người ta nói “TCQ dễ tập nhưng khó sửa”.

Nói chung, trong một khoá học tôi chỉ ra phương pháp tập luyện/ vận động. Người học đều có thể thực hành nó: không thể chối cãi là phương pháp này
có hiệu quả. Về lý mà nói, như vậy hoặc đây là phương pháp chân chính, hoặc tôi đã nghĩ ra một phương pháp thứ ba hoàn toàn mới, nhưng tôi không
phải thiên tài. Tóm lại, tôi trình bày nhưng không nói chuyện riêng nhiều với ai. Một số người hiểu được: họ nhận ra là mình đã lãng phí thời gian từ
trước đến nay. Chính tôi đã lãng phí nhiều thời gian: có lúc tôi chợt nhận ra là dù mình múa quyền đẹp đến mấy, học thôi thủ và những thứ như vậy,
thực ra tôi chưa hề thực sự tập TCQ. Tôi đã phải dừng lại và quay lại từ đầu. Vì vậy mà tôi không dạy một lớp TCQ nào ở ngay địa phương: tôi nhận ra
rằng mình không hiểu đủ về TCQ để dạy, và quyết định bỏ thời gian ra để học lại. Nhưng nói chung phần lớn những người đã tập TCQ một thời gian
dài sẽ không chịu thay đổi.

Quá nhiều công sức bỏ ra cho những gì họ đã có?

Chính xác. Nhiều khi còn có nhiều thứ khác phụ thuộc: địa vị, tự ái, và nhiều khi cả lý do kinh tế: đây có thể là một nửa thu nhập của họ chẳng hạn. Vì
vậy tôi không nhận xét nhiều: tôi chỉ ra mọi thứ, và họ dùng nó theo cách họ muốn.

Vì sao những thứ này không được biết đến nhiều hơn ở phương Tây?

Vấn đề là lượng kiến thức có được ở phương Tây là khá ít, và rất nhiều người [Trung Quốc] ở phương Tây thực ra cũng không được học hành tử tế.
Nhiều khi vì họ là người Trung Quốc, người ta nghĩ là họ hiểu biết, nhưng nhiều khi không đúng như vậy. Chính việc này làm mọi việc mù mờ và
khiến cho TCQ cũng như các môn nội gia quyền khác kém phát triển hơn là mọi người lầm tưởng. Ta thường nghe ai đó nói là đã dạy được 20 năm,
nhưng nếu họ không biết gì thì 20 năm cũng không nói lên điều gì. Điều này đúng với cả người Trung Quốc và người phương Tây: chỉ vì ai đó là người
Trung Quốc, hoặc đã học từ một ông thầy nhất định, không có nghĩa là họ hiểu. Những kiến thức này được giữ tương đối kín.

Ông luôn nhấn mạnh đến kết quả, nhưng làm sao phân biết giữa kết quả đúng và kết quả sai?

Cũng như mọi thứ khác, bạn cần một người thầy tốt, mà không chắc người thầy hiện tại của bạn đã tốt. Nếu tôi phải kiểm tra lại những gì mình nghĩ là
mục tiêu và kết quả đúng, tôi sẽ – và đã thực sự làm như vậy – tìm đến một người Trung Quốc được công nhận là bậc thầy ở đại lục Trung Quốc.

Làm cách nào để đánh giá khả năng của một ông thầy?

Có một cách khá đơn giản để xem một người đã tập nội gia quyền hay chưa: bảo họ để nắm đấm hay bàn tay lên ngực bạn, và đánh mà không cần xoay
hông hay vai. Cách này không bảo đảm 100%, nhưng là một dấu hiệu khá tốt: nếu người đó có khả năng, họ sẽ làm được một cách dễ dàng. Nếu không
làm được, họ không nên đi dậy: đây là một “bài thử thầy giáo” đơn giản.

Ngoài ra, không nên chỉ đánh giá qua khả năng của những người khá to lớn.Như một vài người thầy khác, tôi khá to lớn, nhưng như vậy không chứng tỏ
được điều gì. Một người thầy phải được đánh giá qua học trò bé nhỏ nhất của họ. Tôi đã hướng dẫn một người chỉ nặng có 135 pound (60 kg) nhưng có
thể đánh mạnh đến mức tôi không bao giờ muốn bị đánh nữa, bởi vì tôi không muốn bị chấn thương. Và với một người nặng 60 kg, khả năng đó phần
lớn là do tập luyện.

Một số người có thể nói “nếu không ứng dụng chiến đấu được thì không phải TCQ thực sự”. Một số người khác lại coi các vấn đề đường dẫn lực, Kình, và
nói “đó là dành cho chiến đấu, và không cần thiết nếu chỉ dùng cho dưỡng sinh”.

Có nhiều phát biểu của Ma Yueh Liang, Feng ZhiQiang, Chen Fa Ke, Yang Zhen Duo và những người khác, nhìn chung tất cả đều nói rằng 99% của
TCQ là Bằng kình. Nếu bạn không hiểu Bằng kình, và không biết cách thực hiện nó trong tất cả các cử động của mình, bạn không tập nội gia quyền: đó
không phải là TCQ, bất kể là có chiến đấu được hay không. Nên trừ phi bạn hiểu và sử dụng được Kình cơ bản, dù là cho dưỡng sinh – bản thân tôi
cũng không quan tâm nhiều đến chiến đấu – hay là võ thuật, bạn không có TCQ. Vì vậy sử dụng Kình không phải là để đánh giá vấn đề võ thuật, mà là
để đánh giá đây có phải là nội gia quyền hay không. Nếu bạn không biết dùng Kình, hoặc không dùng Kình trong mọi trường hợp, thì dù có đi quyền
đẹp, bạn cũng không hiểu nội gia quyền.
Bằng kình và kết nối: các yếu tố thể chất tạo ra “nội công”

“Nhận lực từ đất” là cách Cheng Man-Ching mô tả các loại lực dựa trên bằng kình (lực hướng từ đất) thông qua kết nối toàn bộ cơ thể.

Tập luyện cách dẫn bằng kình đến tất cả các phần của cơ thể giúp tăng cường sức lực và khí. Ví dụ một người khuân vác bê đồ trên đầu mình cũng
đang dùng bằng kình từ chân lên đầu. Trong nội gia quyền, chúng ta phải tập để truyền được lực này đến mọi điểm trên cơ thể, mọi điểm tiếp xúc và
chân tay. Bằng cách giữ cho cơ thể kết nối toàn bộ, như một con vi khuẩn, chúng ta có thể tác động đến mọi cử động của cơ thể bằng lực từ đất truyền
lên.

Thông qua bằng kình và vận động toàn thân, lực được truyền từ, định hướng ở hông, và thường thể hiện ra ở cánh tay và bàn tay. Điều lạ là càng dùng
loại lực này nhiều thì các thể hiện khí cảm càng tăng.

Để bắt đầu tập bằng kình, nhờ ai đó đẩy vào cánh tay (xem hình vẽ), giữ vai hơi vươn ra và lưng dưới thả lỏng. Phải cảm nhận và tạo ra được một
đường lực hơi cong, nối từ điểm tiếp xúc ở tay, qua lưng, đến chân sau. Để cho lực đẩy làm bạn co lại, đừng cố vươn ra, cố thả lỏng dọc theo đường
lực này càng nhiều càng tốt. Phải làm sao để đầu gối và hông có thể lắc lư dễ dàng trong khi người đẩy vẫn cảm nhận được đường lực hướng xuống
đến đất.

Cố gắng chìm xuống nhưng vẫn duy trì đường lực (bằng). Không được căng cứng vai hay tay, vươn/ đổ người về phía bạn tập, vừa thư giãn vừa đẩy
thẳng vào hướng lực của họ.

Chú ý là hơi vươn vai không chỉ giúp tạo đường lực mà còn giúp kết nối tay với lưng.

Nếu tập đúng, bạn có thể dùng ý chí điều khiển cho đường dẫn lực xuất hiện và biến mất. Ban đầu, sẽ phải chỉnh sửa tư thế của cơ thể, một khi đã
cảm nhận được thì tiến bộ sẽ rất lớn.

Vị trí cơ thể và các góc độ [góc độ mở ở các điểm kết nối] là hết sức quan trọng để tạo ra bằng kình, trong khi chỉ dùng cực kỳ ít sức mạnh cơ bắp. Vì
vậy người ta nói ở khía cạnh thể chất thì nội gia quyền là nghiên cứu về các góc độ của cơ thể.

Kết nối: khía cạnh khác của Bằng kình

Cũng như một đồng xu không thể chỉ có một mặt, bằng kình, hay là ẩn lực của toàn thân, không thể tồn tại nếu không có mặt đối diện, kết nối. Bằng là
lực mở/ vươn ra. Kết nối là xu hướng đóng lại. Chính sự kết nối/ kéo nhau của những phần cơ thể vươn ra sẽ giúp hông điều khiển tay.

Vận động đặc thù của nội gia quyền, mà qua đó chúng ta đang xem xét đến sự thể hiện ra ngoài của Khí, yêu cầu xem xét đến hai khía cạnh cơ bản:
bằng (xem bài trên) và kết nối.

Trong nghiên cứu cơ học ứng dụng trong sinh học, người ta nhận thấy là một loại cơ có thể được dùng với các bó cơ khác nhau để tạo thành các cấu
trúc vận động khác nhau. Để thực sự sắp xếp lại [mối liên kết] giữa các bó cơ để đạt được kết cấu tối ưu và tận dụng tối đa sức mạnh của phần hông
eo, ta phải thả lỏng những phần căng cứng cục bộ theo thói quen, và một cách nhẹ nhàng (để không làm nhiễu đầu óc) sắp xếp lại cử động của mình.

Một khi đã hiểu và tập bằng kình theo quan điểm này, sẽ không mất lâu để “dùng ý” tạo ra đường dẫn từ đất đến bất kỳ điểm nào trên cơ thể để ra đòn
hoặc đỡ đòn. Tuy nhiên kết nối [giữa mọi điểm bất kỳ trên cơ thể] một cách dễ dàng sẽ mất lâu hơn, vì nó không thể dựa trên cấu trúc xương như khi
tập bằng kình.

Mọi vận động của nội gia quyền đều dùng hai yếu tố bằng kình và kết nối này, ngoài ra các hiện tượng khí cảm có thể đạt được thông qua sử dụng hai
yếu tố này kết hợp với thả lỏng, dùng ý và tư thế đúng của cơ thể.

Các bước kết nối, và lực chìm

Đẩy bằng kình từ dưới lên, từ chân qua hông, lưng, đến tay … là cách dùng lực từ đất để khởi tạo chuyển động và sức mạnh. Đường chuyển động là
đường ngắn nhất có thể.

Tương tự, khi dùng lực theo hướng đi xuống thì lực từ điểm đặt lực (tay, …) qua đan điền xuống đất. Tạo ra kết nối giữa điểm đặt lực và đan điền, mà
không sa vào căng cứng cục bộ, là một trong những phần khó khi tập nội gia.

Cơ bản có hai cách áp dụng lực ép xuống này, tuỳ theo vị trí của điểm đặt lực so với đan điền. Nếu điểm đặt lực ở gần, có thể dùng bằng kình cục bộ từ
tay đến vai. Ở xa hơn thì phải dùng kết nối thực sự từ điểm đặt lực đến đan điền.

Khi dùng lực kết nối này, kình lực bất ngờ sinh ra từ trung tâm cơ thể, tích lực chủ yếu ở lưng, được tăng cường nhờ các khối cơ bụng. Tập lực này
đúng cách sẽ làm tăng cơ bắp ở bụng và ngực vì lực được phát ra từ đây.

Ví dụ khi kéo vai một người bạn tập, trước tiên phải kết nối bằng cách hơi căng phần giữa tay đến thân người. Thả lỏng để chìm xuống và để cho một
phần sức nặng cơ thể đè lên vai bạn tập. Khuỷu tay sẽ tự chìm xuống.

Hít vào rồi thở ra, hơi chìm người và để cho sự chìm này đè xuống vai bạn tập thông qua kết nối từ thân sang tay. Khi thở ra bằng mũi, vùng bụng sẽ
kéo dãn, các cơ sườn đồng thời co lại nhưng không quá cương cứng.

Lúc đầu, làm như vậy sẽ không tạo ra được lực đè lớn lên vai bạn tập. Phải lập lại nhiều lần, và quan trọng hơn, phải nhẹ nhàng và tập trung để dùng
cơ bắp ở ngực và bụng chứ không phải tay. Tập kéo từ giữa cơ thể xuống.

Tập chuyển trọng tâm từ chân sau ra chân trước để tăng thêm động lực. Lúc này động tác sẽ rất giống “pi”??? quyền trong Hình ý quyền.

Trong các môn nội gia, cử động này, cùng với một số khác nữa, được tạo ra bằng cách dụng ý [để truyền lực] ra tay. Tập thật chậm, thở ra qua bàn tay
và ngón tay, trong khi cử động xuất phát từ mặt đất, được điều khiển bởi phần hông eo, và phát rat ay. Cơ thể vận động như một thể thống nhất.

Gần như không có lực khi bắt đầu tập … dùng ý để dẫn bằng kình, vươn duỗi, trọng lượng đè lên bàn tay, và phát khí qua bàn tay. Tập có lực là sai lầm
và đẫn đến dụng ngoại lực.

Các phần còn lại của cơ thể cũng phải kết nối. Ví dụ, hơi đỉnh đầu lên sẽ tạo ra một lực căng nhỏ, có thể dùng để dẫn dụ lực [đè lên vai].

Vận động bằng Bằng kình xuyên suốt trung tâm cơ thể, và bên ngoài được kết nối bởi “sự bao bọc của toàn bộ cơ bắp nối với nhau” là căn bản của mọi
môn nội gia. Điều kỳ lạ là một số vận động theo cách này sẽ tạo ra cảm giác gần như có thể nhìn thấy được của “ngoại Khí”.

Phần 3: Lực đẩy bằng Bằng kình

Cách duy nhất để quen thuộc với bằng kình là phải thưòng xuyên chơi đùa với nó, tìm ra các ứng dụng và hạn chế của nó. Càng tiến bộ, bạn sẽ càng
thấy có ít hạn chế hơn là minh tưởng, và gần như mọi cử động đều có thể dùng bằng kình và kết nối toàn thân.

Đầu tiên, để sử dụng ít cơ bắp nhất, có một số ý nên nhớ: đứng tấn tương đối rộng, trọng tâm trên chân sau, chìm người làm sao để khớp vai ít bị căng
nhất, chùng lưng dưới (lưng bắt đầu cong ra phía ngoài), để cho thế bằng cảm thấy hơi bị ép vào một cách thoải mái, chứ không vươn ra một cách
căng thẳng.

Một khi đã có đường lực chắc chắn giữa tay và chân đối diện, sẽ không khó để vươn ra dọc theo đường lực này để tạo ra một cú đẩy mạnh. Không

được đứng thẳng dậy, hay để hông ép vào phía trong (vặn xoắn), mà vươn dọc theo đường bằng kình.

Cũng như cái chốt giữa hai chân thang có thể dễ dàng duỗi ra khi nó đã gần như mở, nhưng khó duỗi ra khi đang gập, các “chốt” trong cơ thể cũng như
vậy. Chỉ cần đẩy nhẹ là có thể tạo ra lực dọc theo đường lực nếu như các chốt đều đã gần như mở. Các chốt ở đây bao gồm đầu gối, hông, xương
lưng, vai và khuỷu tay. Mỗi chốt này khi đi từ trạng thái gần mở sang mở sẽ giúp thúc đẩy và tăng cường lực dọc theo đường bằng kình.

Bạn có thể dùng cách tập này để mở cửa hàng ngày. Hoặc tập ở các tư thế khác nhau. Khi vai quá gập, tập bù lại bằng cách hướng thẳng lực từ hông
đến khuỷu. Không được đẩy bằng cơ vai. Những người quan tâm đến thực chiến có thể dùng cách này để đánh mà dùng rất ít lực.

Ngoài cách nhìn nhận theo kiểu “chốt” đơn giản như trên, còn có các yếu tố phức tạp hơn cần được giải thích.

Những thay đổi liên tục trong một chuyển động kiểu nội gia có liên quan đến khai và hợp. Khi cơ thể hợp lại, nó co cuộn thành một thể hợp nhất; khi
khai, cũng vươn ra theo hướng của bằng kình theo một thể hợp nhất.

Cựm từ “thái cực” trong Thái Cực Quyền nói tới quá trình khai hợp liên tục trong mọi động tác, có khai thì phải có hợp … Âm dương chính là biểu hiện
của các thái cực, và TCQ có thể coi là môn võ của thái cực, không phải bởi vì nó có khả năng chiến đấu [hơn các môn khác], mà bởi vì cũng như âm
dương, nó liên tục di chuyển từ đóng sang mở.

Trong khai hợp, điểm trụ là đan điền, là trung tâm (theo nhiều nghĩa khác nhau) của cơ thể.

Mặc dù chúng ta chỉ đang nói về đẩy, nhưng mọi cử động có khai hợp đều liên quan đến đẩy. Một minh hoạ đơn giản sẽ chỉ rõ ý này.

Khi hợp thân, chốt chính ở lưng bắt đầu co lại và tích lực trong khi thân chìm xuống, tạo ra co và tích lực ở hông và gối (xem ảnh). Quan trọng là lưng

cong phải đi liền với gối. Hông không cố tình cong, mà cong vì lưng và gối cong. Kết nối từ tay đến chân vẫn phải được duy trì liên tục.

Tích lực theo cách này đòi hỏi cơ thể co lại theo hướng vòng và đi xuống.

Khi khai, duy trì kết nối trong khi lực từ chân đẩy qua lưng và đi đường ngắn nhất đến mục tiêu. Lúc nào ta phải tìm con đường ngắn và hiệu quả nhất
[để phát lực] từ đường cong đang tích lực (xem hình). Khi cơ thể duỗi ra, phần hông xoay một cách tự nhiên ra khỏi vị trí đóng, làm tăng lực đẩy dọc
theo xương sống. Hơi thở ra giúp cơ bụng dưới hơi căng, giúp tăng năng lượng cho hông xoay.

Cùng lúc với hơi thở, bụng dưới co lại, giúp hông xoay, đẩy vào xương sống làm nó thẳng ra, ….. theo đó khí chạy xuống chân và lên lưng.

Chú ý là như trong hình vẽ, từ hông có hai lực phát ra, một trong hai lực đó hướng xuống chân. Khai của thân bắt nguồn từ hông eo, tay chỉ là phụ để
dẫn lực.

Để tư thế đúng, mặc dù lực được điều khiển từ hông, khởi nguồn vẫn phải từ chân.

Tất cả đòn đẩy (và phát lực), qua bất kỳ phần nào, theo hưóng nào, đều dùng ý tưởng biến đường cong (tích lực) thành đường thẳng (hướng lực).
Đường dẫn lực là đường ngắn nhất từ đất, và dọc theo các điểm nối dễ duy trì nhất.

Các nguyên lý trong ví dụ ở trên như bằng kình, khai hợp, hợp thân, … đều áp dụng cho mọi cử động trong nội gia quyền. Tập luyện để theo đúng các
nguyên lý này trong mọi cử động sẽ giúp tiến bộ nhanh chóng.

Nói chung, có thể đạt được tiến bộ về thể chất thông qua tập bằng kình, thả lỏng và hợp thân. Tiếp theo, tập tạo lực cho mọi cử động bằng bằng kình,
hợp thân, và khai hợp. Tuy nhiên để đạt được lực và thả lỏng, không chỉ có tập luyện bình thường và hiểu biết lý thuyết là được.

Ngoài cách tập thông thường, còn có một phương pháp hình dung về hợp thân có thể giúp tăng bằng kình một cách đáng kể. Nếu hình dùng cơ thể
như một thể đơn bào, ví dụ như trùng amip, thì bằng kình là đường lực ngắn nhất [giữa hai điểm] trên cơ thể.

Theo hình dung truyền thống về động tác “đẩy”, cơ thể co từ phần trung tâm ra đến ngón tay và ngón chân khi hợp, và khi khai thì vươn từ phần trung
tâm ra. Điểm trung tâm là hội âm, nhưng các cơ bắp ở lưng, bụng trên và dưới đều tham gia.

Cách hình dung cơ thể như một tấm vải dẫn đến một cách nói truyền thống “tập lớp bọc bên ngoài”, tuy nhiên phải hiểu lớp bọc ở đây bao gồm cả da
thịt, gân cơ, … tất cả đều đóng góp vào hiệu ứng hợp lại.

Khía cạnh đối diện của hợp là khai, nói đến sự vươn duỗi của cơ thể. Khi vươn, bằng kình là lực đẩy, nhưng được tăng thêm bởi sự co duỗi, đặc biệt
là ở bụng, đi kèm với ép thở ra.

Phải chú trọng tập vươn duỗi nhiều như tập hợp lại. Có một câu thành ngữ Trung Quốc là vưon duỗi một sợi cơ ra một tấc còn mạnh hơn to ra 3 tấc.

Tri giác và tập luyện cơ thể đơn bào là phụ trợ cho khả năng dùng “nội lực” như bằng kình và kết nối toàn thân. Chỉ tập cái này khi đã có kỹ thuật cơ
bản. Tuy nhiên ở mọi trình độ, có một cái nhìn tổng quát [về các tầng bậc kung fu] cũng là có ích.

Không được dùng sức khi tập. Thư giãn, hình dung trong đầu quá trình đang diễn ra, để đầu óc tự chỉnh sửa lại cơ thể. Lặp đi lặp lại và thả lỏng là yếu
tố quan trọng trong nội gia quyền.

Đồng thời, khi cơ thể hợp lại như trong ví dụ bên trên, vẫn phải cảm giác được bằng kình xuyên qua cơ thể, như một chiếc khung sắt. Cảm giác toàn
bộ chiếc khung uốn cong và dồn vào chân sau.

Một số câu hỏi từ độc giả sau 3 bài về tập bằng kình.

Trong hình vẽ, có vẻ như thế bằng yêu cầu nghiêng về phía trước để tạo ra khoảng cách dài hơn giữa tay trước và chân sau để truyền lực dễ dàng hơn.
Tư thế này giống với TCQ Vũ thức, nhưng khác với các dòng khác, vốn có lưng thẳng hơn

Với người bắt đầu tập dùng lực từ đất một cách thả lỏng, nghiêng về phía trước giúp kết nối với chân sau tốt hơn (chìm và co về chân sau, không
vươn theo hướng đẩy). Khi đã quen sử dụng lực từ đất, bạn sẽ đứng thẳng dần lên.

Khi đứng thẳng, cũng chỉ nên dùng những cơ bắp có liên quan đến đường dẫn lực. Tư thế vươn ra phía trước của Vũ thức nói chung là hiệu quả hơn
cho mục đích này.

khi án với bằng kình và kết nối cơ thể, với một chân trước, một chân sau, làm sao để không bị mất thăng bằng và đổ nhào? Chỉ cần không bị mất trọng
tâm ra ngoài chân trước? Có cần phải thả lỏng về vị trí ban đầu ngay sau khi án?

Nói rất chính xác. Đổ ra phía sau [ngay sau khi án] là cách thông dụng trong nội gia.

Khi án [dài] và phát kình (fajing) [ngắn], cấu trúc cớ thể có giống nhau?

Về tổng thể là giống nhau, nhưng có một vài điểm thêm vào. Đây cũng là sự khác nhau giữa trường kình và đoản kình.

Khả năng dùng đoản kình dọc theo đường dẫn lực đòi hỏi nhiều công phu hơn, nhìn chung cần có (1) dùng sức của lưng và chân nhiều hơn; (2) đồng
thời dùng các bó cơ ở lưng và ngực, và thở ra; (3) dùng đàn kình từ chân (trước hoặc sau).

Khi nói về bằng kình và kết nối toàn cơ thể, ông luôn nói lực phát từ đất bằng cách duỗi thẳng chân hoặc gối. Liệu có thể tạo ra lực bằng cách duôi
thẳng lưng ra tay, đồng thời đạp xuống chân, sau đó lực lại được đẩy ngươc từ chân lên lưng, tay, và thêm vào lực đẩy ban đầu? Nói cách khác, đâu là
điểm khởi phát lực, chân hay lưng?

Lực thả lỏng truyền từ đất qua thân và ra tay. Bởi vì “sợi” lực này xuyên suốt cơ thể, cách điều khiển nó tốt nhất là từ hông phối hợp với chân. Bạn có
thể hình dung sợi này bắt đầu từ chân và truyền lên trên, như đã nói ở đây.

Tuy nhiên, theo hình ảnh truyền thống thì sợi này bắt nguồn từ hông, một đầu nối đến chân, một đầu nối đến tay. Theo cách này thì dụng lực hoàn
toàn từ hông. Về mặt kết cấu, 2 cách hình dung này là hoàn toàn giống nhau.

Để phát đoản kình, bạn nói đúng, có hiện tượng tích lực/ dồn lực xuống đất rồi dội ngược lên. Lực này tăng cường cho cú đẩy, và tùy sức mạnh của
hông, có thể rất mạnh. Ngoài ra, trọng tâm đồng thời dồn xuống chân. Có thể tập làm như vậy từ cả chân trước lẫn chân sau.

Trường kình thì luôn khởi phát từ chân sau, không có độ bung nổ.

Khi đi quyền, chuyển trọng tâm từ chân này sang chân kia, có nên (1) duổi thẳng chân sau để chuyển trọng tâm, hay (2) dùng ý “đẩy” trọng tâm, và để
chân sau tự thẳng ra một cách tự nhiên?

Đây là một câu hỏi quan trọng, vì đây là một trong những điểm nhiều người tập sai. Khi bắt đầu đi quyền trong bất kì môn nào, TCQ, Hình ý, Bát Quái,
Aikido, Lục Hợp Bát Pháp, …. bạn phải kết nối cơ thể bằng “bằng kình” và sự “kết nối toàn thân” rất mong manh. Mọi cử động đều phải được hướng
dẫn bởi bằng kình và kết nối, nói cách khác sợi kết nối không bao giờ bị đứt (trừ khi phát kình).

Theo tôi chỉ cần duy trì bằng kình hay lực từ đất, dùng nó điều khiển vận động thực hay tưởng tượng, khi đó vận động của bạn sẽ đúng. [Khi chuyển
trọng tâm], hình dung một chân là điểm truyền lực, chuyển dần sang chân kia một cách tự nhiên cho đến khi chân kia đảm nhận toàn bộ việc truyền
lực. Chính chân này là chân “thực” trong các yếu lĩnh nói đến.

Chỉ cần duy trì sự kết nối liên tục và sự “đầy lực” trong chuyển động, và cử động nói chung sẽ tự chỉnh.

Khi đứng thấp, chân song song bằng vai, và muốn vươn lên cao, có nên (1) quán tưởng về duỗi thẳng chân, hay (2) đẩy trọng tâm lên, qua đó chân tự
đứng thẳng? Có vẻ như theo cách (1) thì cảm giác lực từ đất sẽ mạnh hơn.

Quan trọng là phải kết nối với đất thông qua toàn thân, không bị gãy. Trong trường hợp này, hình dung như đang đẩy rất nhek một vật trên đỉnh đầu
của mình, duy trì lực bằng một cách thả lỏng từ chân lên đầu, và duỗi dần ra đến “tay” [hay điểm cuối của kết nối, tức là đầu].

Điểm quan trọng trong tất cả các động tác, bài tập trên, là học cách dụng lực từ đất một cách thật thoải mái, đến khi nó là một phần tự động trong
mọi cử động.

Dĩ nhiên sau khi đã tập luyện, cơ bắp sẽ được làm quen và vận động dễ dàng hơn. Ví dụ, khi vươn lên, các cơ ở gối, hông và lưng dưới sẽ quen với vận
động này và tăng cường khả năng duy trì bằng kình, và cử động sẽ vừa đúng vừa mạnh.

Tôi đọc được một bài tập như sau: đứng thẳng và vươn tay ra trước, hình dung (không làm thật) phía dưới cổ (đốt sống cổ dưới cùng) đẩy ra sau, đồng
thời với tay đẩy ra trước. Sau khi đọc bài viết ở đây, tôi tự hỏi có nên chuyển bài tập thành hình dung phần lưng dưới của mình đẩy ra sau thay vì cổ.
Tôi nghĩ như vậy sẽ tạo ra bằng kình tốt hơn.

Nếu tập trung duy trị sợi dây kết nối, đường dẫn lực, … của lực từ đất, qua chân, giữa lưng, đến tay, sẽ có tác dụng. Cơ thể không những phải duy trì
được kết nối này, mà phải dùng được nó để khởi phát ra mọi chuyển động, trong tất cả các môn nội gia.

Trong trường hợp cụ thể này, tạo ra/ hình dung kết nối toàn bộ cơ thể sau đó hơi chìm xuống (uốn gối). Không được vươn lên nhiều, duỗi thẳng chân,
đẩy lực lên lưng (hông sẽ tự cong vào, không được ép). Để cho lực đi qua lưng, ra tay và bàn tay. Bạn sẽ cảm thấy dưới cổ, lưng, …. đều phản ứng với
lực đẩy này.

Nói cách khác, cách tập của bạn như ban đầu cũng tốt, nhưng hiểu được kết nối cơ thể dọc theo toàn bộ đường truyền lực sẽ tốt hơn.

Các yếu tố trong thả lỏng

Các môn nội gia chú trọng thả lỏng nhằm đạt được “nội lực”, chính là đặc thù của nội gia. Có nhiều lý do để hướng tới dự thả lỏng – tùng – này.

1. Về mặt thể chất, hiệu quả của bằng kình và kết nối phụ thuộc vào góc kết nối tối ưu của các khớp để truyền lực với tối thiểu cơ bắp. Tập luyện với
sức cơ bắp tối thiểu sẽ bắt buộc ta phải có góc kết nối tối ưu (nếu bạn biết cách đánh giá và nhận ra kết quả).

2. Khi xây dựng lại cách phối hợp vận động (cấu trúc lại cách dung cơ bắp) của cơ thể trong một thể thống nhất, viêc dùng những nhóm cơ riêng biệt
(không thả lỏng cục bộ) là phản tác dụng.

3. Sẽ là rất khiếm khuyết nếu tập nội gia mà không hiểu và tập được cách động ở mức nhẹ cho đến trung bình bằng cách dùng ý dẫn kình và điều
khiển kết nối khi cơ thể đang thả lỏng. Mọi sự căng cứng đều là cản trở cho yếu tố khác biệt cơ bản của “nội lực”.

Thả lỏng, hay “tùng” không có nghĩa là yếu ớt, hay không có lực. Ngược lại, chỉ cần đứng vài thế thông thường nhiều người mới tập đã gào lên vì đau.
Người tập lâu hơn đã quen đứng [trạm trang], có thể đứng một cách thả lỏng và cho rằng mình đang thả lỏng, nhưng thực ra là do chân họ đã khỏe
hơn. Những người tập lâu hơn nữa, ngoài sức của chân còn biết cách sắp xếp góc độ kết nối, và khiến cho các khớp trở thành điểm chịu lực, ít cần
dùng đến cơ bắp hơn. Đây là các bước phát triển khả năng thả lỏng.

Chân khỏe là yêu cầu bắt buộc. Chân càng có khả năng chịu lực, càng ít cần cố sức ở chân và càng có nhiều sức cho thân trên và tay.

Bước đầu tiên là phải hiểu được bằng kình, kết nối, và góc kết nối phù hợp. Nếu dùng sức cứng nhắc rồi mong them vào tập thả lỏng, sẽ không được
nhiều kết quả. Cơ thể phải thực sự thả lỏng [ngay từ đầu].

Các yếu tố cơ bản của tập trạm trang

Trạm trang là cách dùng bằng kình, kết nối và ý để tăng sức lực dựa theo các tiêu chí về thể lực đặc thù của nội gia quyền. Thả lỏng hoàn toàn đồng
thời duy trì bằng kình và kết nối toàn thân. Nhìn từ bên ngoài có vẻ như không làm gì, nhưng bên trong thì có nhiều nội dung hơn. Ví dụ:

1. Cơ thể thả lỏng và truyền lực từ đất (bằng kình) qua thân lên tay, cảm giác như có lực nối vào tay. Lực được truyền nhờ cơ thể thả lỏng và chìm
xuống đất.

2. Tập kết nối bằng tư thế tương tự, ở đây duy trì bằng kình nhưng phải dồn toàn bộ trọng lượng cơ thể vào tay thông qua quá trình kết nối

3. Ở ví dụ 3, bằng kình cũng được phát ra, nhưng do tay ở thấp, về mặt cơ học sẽ hiệu quả hơn nếu nối thẳng véc tơ lực từ đất qua hông, từ hông
trực tiếp [dùng ý để ép] vào tay. Cách này dựa vào sức của các tổ hợp cơ ở lưng và vai, người mới tập dễ bị sa vào dùng lực vai thay vì bằng kình. Điều
này thường xuyên xảy ra, do đó trước tiên nên tập 2 tư thế đầu.

“Lực ngược chiều”

Ngoài kỹ năng kết nối và cấu trúc tối ưu, còn có các kỹ năng sử dụng tác động vặn xoắn của cơ – xương, sẽ được giới thiệu trong phần tiếp theo.

Dùng lực giằng trong bằng kình và kết nối

Bằng kình, hay lực nối đất, và kết nối toàn thân, hay khai hợp, là những kỹ năng đặc thù của nội gia quyền. Người ta thường nói “không làm được thì
không hiểu được”, ý nói là chỉ mới biết được về mặt nguyên lý học thuật thì vẫn chưa phải là hiểu thực sự. Chính vì không hiểu mà nhiều người nhầm
tưởng rằng bằng kình cũng dùng cấu trúc và cách kết nối cơ thể giống như các môn ngoại gia. Tuy nhiên có những điểm khác biệt, vì bằng kình và kết
nối mới là bước đầu, dẫn đến nhiều kỹ năng khác. Bước tiếp theo là dùng bằng kình và kết nối để thúc đẩy mọi chuyển động.

Thúc đẩy toàn bộ cấu trúc cơ thể từ chân sẽ tạo ra sự vặn xoắn tự nhiên. Lực kết nối rất nhẹ giữ cho cơ thể thành một khối, giúp lực vặn xoắn (triền
ty kình) có thể phát ra đến tận đầu ngón tay, nếu không bị căng cứng ở điểm nào.

Khi đứng trạm trang, có thể tăng cường hỗ trợ cho cấu trúc cơ thể bằng cách xoắn nhẹ và tự nhiên các khớp chân tay. Có một số môn ngoại gia cũng
sử dụng phương pháp này, nhưng ở đây sự vặn xoắn phải khởi nguồn từ chân và hông, và lực xoắn vẫn phải dựa trên bằng kình.

Nguyên lý của lực giằng dựa trên quan hệ đối nghịch giữa các nhóm cơ. Ví dụ, tích lực ở lưng nghĩa là mối tương tác ngược chiều giữa các nhóm cơ ở
lưng, cũng giống như tích lực ở ngón tay khi chuẩn bị búng ngón tay. “khí dính theo lưng và lấp đầy sống lưng” là cách miêu tả tích lực trong các sách
TCQ. “tích lực” có thể hiểu như ngăn cản lực khai bằng lực hợp, rồi mới thả ra.

Các lực giằng khác trong trạm trang có thể là: lực rất nhỏ giữa ngón trỏ và ngón cái (mở hổ khẩu), giữa ngón cái và ngón út, và sự căng thẳng từ cổ đến
bàn tay.

Bước theo vòng tròn trong Bát Quái Chưởng cũng là một dạng trạm trang, nhưng dùng bước bộ đặc biệt. Nhưng cảm giác về bằng kình và kết nối cũng
tương tự. Lực giằng trong Bát Quái Chưởng có thể thấy trong thế Ngựa Trời … Bay Trên Trời ????

Trong Hình Ý quyền, cử động “xé vải” trong luyện ngũ hình cũng là một ví dụ. Đại Thành Quyền cũng dùng lực giằng ở tay để tăng sức mạnh của bằng
kinh và kết nối.

Tuy nhiên nếu việc vặn xoắn không nối với đất thông qua bằng kình thì sẽ chỉ là vặn xoắn cục bộ, chỉ là kết quả của sức mạnh cơ bắp. Nếu không bỏ
thời gian tập bằng kình và kết nối toàn bộ cơ thể thì sẽ rất khó tập lực vặn xoắn.

Dùng sức ở chân để tạo khung

Để đạt được trường kình cần phải luyện cho cơ thể, từ đầu đến chân, trở thành một khối. Ví dụ kể cả khi vặn một cái nắm cửa cũng phải nối lực từ
tay qua hông về chân, một phần đáng kể của lực xoay là từ bụng và lưng, được hỗ trợ bởi kết nối từ chân đến tay.

Đầu gối, chân và lưng dưới đều quan trọng trong trường kình. Đặc biệt lực của chân là không thể bỏ qua. Có một câu chuyện không tế nhị lắm nhưng
rất ý nghĩa về cha của Trần Tiểu Vượng đang tiểu tiện trên bờ dốc thì bị các bạn đùa nghịch đẩy từ đằng sau. Nhưng vì chân và hông của ông khỏe quá,
nên có thể truyền xuống đất tất cả các cú đẩy thẳng, và hóa giải mọi hướng đẩy khác … mà không trượt một giọt nào.

Trạm trang là phương pháp luyện trường kình truyền thống. Bằng cách tưởng tượng các hướng lực tấn công khác nhau, có thể tự điều chỉnh rất nhỏ
tư thế đứng, và với thời gian luyện được một “khung cơ thể” tạo ra trường kình. Nói cách khác, quán tưởng để dồn bằng kình vào một phần nhất định
của cơ thể (thường là tay) và duy trì nó sẽ tạo ra lực rất lớn.

Cũng có thể tập dồn bằng kinh đi khắp người bằng cách tập chậm và hình dung cách dùng bằng kình khi áp dụng thực tế, hoặc khi phải dùng bằng kình
trong mọi động tác để chống lại lực tác động rất mạnh từ bên ngoài. Các bài quyền trong TCQ, các bài tập triền ty kình, bài tập chậm trong Ý Quyền, …
đều là ví dụ của việc định hướng cho bằng kình. Aikido cũng có những bài tập tương tự, như fune koge undo.

Một trong những khu vực rắc rối nhất khi dồn lực từ chân lên tay là vùng vai và bụng trên. Nếu chân và lưng khỏe, có thể chịu lực nhiều hơn thì sẽ
giảm được áp lực lên vai và ngực, tuy nhiên toàn bộ đương truyền lực từ chân qua vai, đến tay vẫn phải được tập luyện, và khu vực vai vẫn là khu vực
dễ bị căng thẳng cục bộ nhất. Rất khó có thể thay đổi thói quen từ lâu ngày.

Một dụng cụ tập luyện có ích

Có thể tạo ra dụng cụ tập bằng túi vải và một túi cát tròn, cỡ bằng quả bóng đá, có thể dùng băng dính cuốn để giữ hình dạng tròn. Để túi cát vào bên
trong túi vải và treo ngang tầm bụng/ sườn.

Đẩy túi về phía trước đến mức cao ngang đầu và tay duỗi dài, đây là tư thế rất tốt để luyện trường kình, đặc biệt cho vùng bụng trên. Thay vì căng vai,
cố đặt toàn bộ cơ thể vào vị trí giữa túi và chân sau, giảm thiểu căng thẳng ở vai. Nhưng cũng không được để vai lệch ra khỏi đường đặt lực.

Dùng đầu gối và hông để xoay bóng, làm như vậy trong nhiều ngày. Thay đổi chân sau và hướng đẩy bóng. Mỗi lần chỉ cần làm vài phút là đủ. Tăng
cường kết nối dọc theo đường đặt lực theo cách này sẽ loại bỏ được căng thẳng ở vai và tập được khả năng phát lực từ đất đến tay.

Dùng hông eo

Do nội gia quyền dùng cấu trúc cơ thể để truyền lực từ đất lên tay, phần giữa cơ thể là phần hướng lực và điều khiển tốt nhất. Dù gọi là hông nhưng
thực ra là cả khối xương và cơ cột sống và bụng dưới.
Khi tập “di chuyển từ giữa thân”, thực ra chúng ta đang tập lại các cử động đẩy, kéo và xoay làm sao để phần hông hoạt động là chủ yếu, còn lực ở tay
và vai là phụ.

Dĩ nhiên là không chỉ có hông hoạt động, hông xoay là do một chân đẩy và chuyển trọng tâm sang chân kia. Khi đẩy lên, chân duỗi thẳng đẩy hông (vai
chưa nhấc), làm hông hơi cong (tích lực) rồi đẩy cả khối lên tay.

Khi kéo hông đi xuống, thông qua lực liên kết của cơ để kép tay theo, ngoài ra cơ ở bụng co lại và lưng dưới đi xuống cũng làm tăng lực kéo. Nếu cần
lực kéo mạnh hơn, các cơ ở phần ngực cũng có thể được dùng. Khi thở ra thì cơ ở ngực cũng tự co và đóng góp một phần vào lực kéo. Dùng cơ ở tay
là phụ.

Lực xoay, đi lên hay đi xuống, truyền dọc theo đường liên kết ở lưng và vai đến tay, cũng giống như khi ta vặn một mảnh vải – lực xoay truyền từ đầu
này sang đầy kia.

Lúc đầu sẽ khó cảm thấy cử động xoắn (triền ty) truyền qua toàn bộ cơ thể, nhưng với tập luyện và luyện cơ bắp, cử động xoắn này sẽ biến thành
thật. Có thể cảm giác được cử động xoắn từ chân qua hông, lưng, vai, tay đến tận đầu ngón tay. Tuy nhiên hông vẫn là mắt xích mạnh nhất. Khi theo
dõi cử động này, có thể hiểu được ý “tay theo hông”. Thực ra có thể nói “tay theo khủy tay, khuỷu tay theo hông, hông theo đầu gối” bởi vì lực xoắn
khởi đầu từ đất lên.

Do phần lớn các nhóm cơ dùng để điều khiển cử động nằm ở vùng bụng, tập nội gia quyền sẽ tăng cường rõ rệt sức mạnh và độ khéo léo của cơ bắp
ở vùng này.

Cong hông?

Ý tưởng “thẳng lưng” và “cong hông” (hay “dấu mông”) thường được nhắc đến. Tuy nhiên sẽ có vấn đề nếu dùng quá nhiều sức để giữ hông cong.

Khi nhấn mạnh thả lỏng trong nội gia quyền, không có nghĩa là thả lỏng hoàn toàn, nhưng lại trừ ra phần hông và lưng – hông cong là hệ quả của việc
mềm lưng và đầu gối. Có nhiều người tập lâu năm bị đau lưng do được dạy là phải ép hông và mông cong.

Bằng cách thả lỏng hông, và để hông dễ dàng tự xoay (lỏng đầu gối), ta đạt được nhiều thứ. Trước tiên lưng dưới sẽ hỗ trợ than và tích lực tốt hơn, vì
đốt xương sống có thể tách khỏi khung xương chậu và duỗi thẳng. Thứ hai, hông lỏng sẽ giúp các khớp dễ rơi vào vị trí thuận lợi để dẫn lực từ đất lên.

Tương tự, hông cứng sẽ dẫn đến những bất lợi ngược lại. Vì vậy khớp ở hông phải luôn được thả lỏng, và khả năng truyền lực từ đất phải được ưu
tiên.

Link: http://thaicuckungfu.com/ban-chat-kinh-luc-trong-thai-cuc-quyen/

*

Bằng kình và Bát pháp trong Thái Cực Quyền

Muốn luyện bằng kình trước hết cần trừ bỏ sự cương ngạnh cố hữu của cơ thể.

Phàm một động tác , như nhấc một vật nặng lên đều cần dùng lực, lâu ngày khiến cho người ta từ thuở nhỏ đã nuôi dưỡng tập quán dùng cổ kình để nắm bắt hoặc nhấc vật nặng .Cổ kình chính là lực do sự cố gắng mà có ,còn gọi là chuyết kình , mà TCQ yêu cầu trước tiên là kình đàn tính do toàn thân phóng trường . Vì vậy luyện TCQ cần chia ra hai giai đoạn:
Giai đoạn 1 là tiêu trừ cổ kình , sau đó mới đến giai đoạn đàn tính sinh trưởng . Kình cũ không bỏ thì kình mới sao đến được ? Cho nên quyền luận có nói “Vận kình như bách luyện cương, hà kiên bất tồi” (vận kình như luyện thép trăm lần ,cái cứng nào mà không gãy được). Đó là nói cần phải kinh qua sự luyện tập trăm ngàn lần không dụng lực, đồng thời giữ mọi tư thế phóng trường và tùng khai mà vận động lập đi lập lại mới có thể đạt đến chỗ cực kỳ nhu nhuyễn và bỏ đi hoàn toàn kình cương ngạnh cũ, nói khác, chỉ cần “Vận kình như bách luyện cương” ắt bất cứ kình cương ngạnh nào cũng không còn . Đó là tổng kết kinh nghiệm của các quyền sư , tiền bối , cho nên giai đoạn biến cương ngạnh thành nhu nhuyễn không thể thiếu cũng không thể ngắn , người mới học không thể xem thường, thời gian của giai đoạn này càng dài càng tốt vì chỉ như vậy mới có thể thấu triệt được tính nhu nhuyễn. Nếu không, tương lai người luyện tập sẽ khó tránh bị dừng lại ở khuyết điểm cương nhiều, nhu ít, khó đạt được sự ổn định trong quá trình luyện tập.

Bằng kình không phải là kình cố hữu trong cơ thể con người:

Trên đã nói, bằng kình là kình cơ bản trong tám loại kình. Bằng kình sinh do đàn tính. Đàn tính này không phải chỉ là đàn tính của bản thân cơ nhục, mà là do rèn luyện cốt cách bền bỉ và cơ nhục liên hợp phóng trương trên cơ sở đàn tính của cốt nhục. Cho nên nói, nó không phải là kình cố hữu của cơ thể con người mà là thứ kình do kinh qua luyện tập lâu ngày mới sinh ra được. Sự phát triển của kình này là từ không đến có, từ có đến cường mạnh . Muốn tập luyện loại bằng kình đàn tính này cần phải tuân theo 4 điều quy định trên của quyền phổ mà tận lực rèn luyện. Mấu chốt của nó trước hết là dùng ý để ra chiêu khiến trong tư tưởng có ý thức phóng trương .

Thần tụ khí liễm là cơ sở nâng cao bằng kình và tăng gia đàn tính

Trong tình huống thân chi phóng trương , tinh thần con người đề khởi mà tập trung, khí trầm mà nội liễm , đó là hiện tượng phát sinh tự nhiên. Ngược lại cũng có thể chỉ cần thần tụ khí liễm mới có thể khiến cho ý thức có đủ thần thái phóng trương, xúc tiến thân chi phóng trương từ đó nâng cao đàn tính và tăng cường bằng kình. Trong khoảnh khắc thần tụ khí liễm, nhóm cơ nhục sẽ co lại rất nhiều đồng thời nhóm cơ đối ta càng được buông lỏng thêm , nhân đó nhờ qua luyện tập buông lỏng (phóng túng) và co rút (thu súc) lâu tự nhiên đàn tính của các bộ phận được gia cường và các tố chất thể lực cũng được nâng cao.

Tác dụng sinh lý của thân chi phóng trương

Khi cơ nhục chịu lực, cơ thể có một mức duỗi dài nhất định, nhưng nguyên nhân tác động mất đi thì cơ nhục lập tức phục hồi nguyên trạng, đó là đàn tính cố hữu của con người. Sự vận động bình thường Thái Cực Quyền là nâng cao đàn tính đó . Căn cứ vào sinh học con người mà xét loại đàn tính co duỗi này có thể đưa đến bốn loại tác dụng sau :

– Có thể khiến năng lực co duỗi của bản thân cơ nhục có được sự rèn luyện tốt khiến mạng lưới mao quản bên trong cơ nhục được thông suốt .
– Có thể tăng cường chức năng chuyển hoá của tế bào , kích thích quá trình sinh hoá trong cơ thể
– Có thể tăng cường tác dụng trao đổi khí của cơ nhục và các tổ chức cơ quan khác của con người.
– Không những khiến cơ thể hấp thu nhiều oxygen, mà còn khiến sự hấp thu oxygen này đến mức tối đa.

Thái Cực Quyền không chỉ là vận động cơ thể đơn thuần, mà biểu hiện bên ngoài là thần thái cổ đảng, tư thế rất phức tạp, đa dạng, ẩn bên trong là thần tụ khí liễm, dùng tâm hành khí. Điều này được nói rõ trong đặc điểm thứ nhất nói trên. Ngoài ra, Thái Cực Quyền không những chỉ nội ngoại song tu mà còn ở đặc điểm thân chi phóng trương để tiến hành lập đi lập lại vận động triền ty có dạng xoắn ốc . Vận động này không những khiến đàn tính của cơ bắp có được sự rèn luyện tốt, mà còn khiến máu huyết tuần hoàn nhanh hơn, tiêu trừ các chứng bệnh do máu huyết ngưng trệ. Đó là tác dụng trọng yếu nhất của đặc tính thân chi phóng trương và tinh thần tập trung.
Ngoài ra, vận động đàn tính của Thái Cực Quyền đối với việc hạ thấp huyết áp cũng có tác dụng thấy rõ , vì trong quá trình co duỗi của cơ bắp sinh ra ATP và Adrenaline đều là những chất tác dụng giãn nở mạch máu. Đồng thời, khi tiến hành hoạt động tiết tiết quán xuyến , số lượng mao quản được giản nở bên trong cơ nhục gia tăng gấp bội, tiết diện của các huyết quản cũng được khuếch đại khiến máu huyết lưu thông dễ dàng hơn, do đó có thể khiến hạ thấp huyết áp. Hơn nữa, khi luyện quyền vì cơ bắp luân lưu co duỗi khiến các huyết quản không dễ bị xơ cứng. Thêm vào đó, vận động triền ty có dạng xoắn ốc thuận nghịch càng có thể ngăn ngừa sự xơ cứng động mạch. Người luyện lâu năm khi luyện quyền có cảm thấy các huyết quản ở lưng tứ chi như là được nở lớn ra , có cảm giác “khinh tùng thư thích” , nếu như gián đoạn một thời gian liền có cảm giác hiện tượng này sinh ra là do số lượng mao quản được tăng hay giảm.

Tám loại kình và bằng kình

Thái Cực Quyền yêu cầu dùng ý không dùng chuyết lực, nhưng không phải dùng ý không dùng kình, vì Thái Cực Quyền do 8 loại kình cấu thành, các loại kình này đều có đàn tính của sự phóng trương cho nên mới gọi là kình chứ không gọi là lực. Tám loại kình này tuy có khác nhau nhưng thực chất chỉ là một thứ bằng kình, kỳ dư bảy loại kình kia chẳng qua vì phương vị và tác dụng bất đồng khác nhau nên gọi tên khác đi mà thôi. Cho nên Thái Cực Quyền cũng có thể gọi là bằng kình quyền. Ở đây chúng ta phân tích nội dung tám loại kình này để dễ dàng nắm vững đặc điểm thứ hai này :

– Tại toàn động , chưởng tâm từ trong hướng ra ngoài triền ty ( triền ty: quấn tơ) , gọi là bằng kình.
– Tại toàn động , chưởng hướng từ ngoài vào trong triền ty gọi là lý kình.
– Hai tay đồng thời đưa bằng kình giao nhau hướng ra ngoài bằng ra gọi là tề kình .
– Chưởng tâm hướng hạ ấn xuống , bằng kình tập trung niêm dính vào một điểm gọi là án kình
– Hai tay giao nhau hướng phải trái trước sau dùng bằng kình mà phân ra hai bên gọi là thái kình
– Đưa bằng kình “quyển súc” bắt đầu trong cự ly ngắn, bất ngờ đánh ra gọi là liệt kình.
– Tay đã ra ngoài vòng phương viên rồi, dùng tuyến phòng ngự thứ hai là bằng kình của chỏ bằng ra , gọi là trừu kình.
– Chỏ đã ra ngoài vòng phương viên rồi, dùng tuyến phòng ngự thứ ba bằng kình của thân bằng ra , gọi là kháo kình. Tổng hợp các điểm trên mà nói, điều chủ yếu là luyện bằng kình. Bằng kình là một loại kình đàn tính (kình có tính đàn hồi).

Link: http://thaicuckungfu.com/bang-kinh-va-bat-phap-trong-thai-cuc-quyen/

*

Vận động xoắn ốc của triền ty thuận nghịch

Quyền phổ quy định:

“Vận kình như trừu ty
Vận kình như triền ty
Nhậm quân khai triển dữ thu liễm , thiên vạn bất khả ly thái cực
Diệu thủ nhất vận nhất thái cực, tích tượng hoá hoàn quy ô hữu”.

(Tạm dịch: Vận kình như kéo tơ, quấn tơ. Dù khai triển hoặc thu liễm trăm ngàn lần không thể rời thái cực. Người giỏi mỗi cử động phù hợp thái cực, khiến người ngoài không thể biết được).

Bốn quy định trên đây cho thấy vận động Thái Cực Quyền rất gần như hình dạng kéo tơ. Kéo tơ là vừa xoay vừa kéo, vì trong động tác có thẳng có xoay tròn tự nhiên hình thành theo đường xoắn ốc. Đây là sự thống nhất của hai mặt đối lập cong và thẳng . Nói triền ty kình hoặc trừu ty kình đều là chỉ ý này, là vì trong quá trình triền ty sự co duỗi của tứ chi cũng sinh ra hình xoắn ốc. Bởi vậy quyền luận nói cho dù động tác khai triển lớn hoặc động tác khẩn tấu nhỏ lớn đều không bao giờ có thể rời khỏi thái cực kình thống nhất, đối lập này . Sau khi luyện thuần thục ,vòng triền ty này càng luyện càng nhỏ , đạt đến cảnh giới có khuyên mà không thấy có khuyên. Đến lúc đó chỉ còn là ý biết mà thôi . Cho nên vận động xoắn ốc thống nhất các mặt đối lập của thuận nghịch triền ty được coi là đặc điểm của Thái Cực Quyền.

Thực chất của vận kình triền ty

Thái Cực Quyền yêu cầu vận kình như triền ty (quấn tơ) hoặc nói vận kình như trừu ty (kéo tơ). Hai cách ví này đều nói lên hình tượng vận động như xoắn ốc. Đồng thời theo một đường cong , tựa như viên đạn sau khi thông qua đường khương tuyến trong nòng súng ống khi bay trong không gian , bản thân tự xoay quanh trục của nó lại bay theo đường vận động của vật được ném đi. Triền ty kình của Thái Cực Quyền mang dáng dấp của hình tượng này.
Trước đã nói rõ , vận động Thái Cực Quyền cần có hình như quấn tơ,vậy trong thực tế phải vận hành như thế nào? Thực ra rất đơn giản , tức tại yêu cầu nhất động toàn động, động tác lòng bàn tay xoay từ trong ra ngoài hoặc từ ngoài vào trong đều lấy sự xoay chuyển ngón trỏ làm tiêu chuẩn .

Lúc này ngón trỏ xoay từ trong ra ngoài gọi là thuận triền(xoay thuận); ngón tay trỏ xoay từ ngoài vào trong gọi là nghịch triền(xoay nghịch).

Tác dụng của vận kình triền ty

Khi luyện quyền, nắm tay co duỗi thẳng mà không xoay chuyển lòng bàn tay, nếu như chân chỉ “tiền cung hậu toạ” mà không xoay chuyển phối hợp tả hữu thì sẽ phát sinh khuyết điểm chỏi lực “đỉnh kháng”. Để sửa sai khuyết điểm này cần phải sử dụng kình xoắn ốc bởi vì khúc suất của vòng xoắn ốc thường biến đổi , do sự xoay chuyển nên bất cứ áp lực nào ép lên một vật đang xoay đều tự nhiên bị sự xoay chuyển làm trước. Để sửa sai khuyết điểm này cần tự nhiên bị sự xoay chuyển làm trượt đi mà “lạc không”.Đây là phép “hoá kình” theo khoa học cho thấy tác dụng của nó.

Triền ty có dạng xoắn ốc là nguyên lai của Thái Cực Quyền . Loại vận động xoắn ốc này là phương thức vận động độc đáo của quyền thuật Trung Quốc, hiếm có trên thế giới . Trên phương diện rèn luyện thể lực , nó khiến cho toàn thân chuyển động tiết tiết quán xuyến, nhờ đó tiến đến cảnh giới một động không chỗ nào không động (nhất động vô hữu bất động) của công phu ‘”nội ngoại tương hợp”. Nó có tác dụng xoa bóp nội tạng . Đồng thời khiến cho thần khí bên ngoài phát sinh cổ đãng, làm mạnh vỏ đại não, từ đó tiến thêm một bước là làm mạnh khoẻ các tổ chức khí quan toàn thân.

Chủng loại và yếu điểm của triền ty kình

Dựa theo tính năng, có thể chia triền ty kình Thái Cực Quyền thành hai loại cơ bản: Một loại là thuận triền ty, đó là lòng bàn tay xoay lật từ trong ra ngoài , trong thuận triền ty tuyệt đại đa số là “bằng kình” . Loại còn lại gọi là nghịch triền ty, đó là lòng bàn tay xoay lật từ ngoài vào trong , trong nghịch triền ty hầu hết là “lý kình”. Hai loại kình này đồng thời quán xuyến từ đầu chí cuối trong suốt quá trình vận động của Thái Cực Quyền. Vì vậy có thể nói trong mỗi động tác Thái Cực Quyền đếu có sự chuyển hóa lẫn nhau của bằng kình, lý kình, chúng có sự mâu thuẫn cơ bản trong vận động, đồng thời lại chuyển hóa thành nhất nguyên. Cả hai loại kình này có sự biến đổi khác nhau tùy theo phương vị của từng động tác, đồng thời chia thành năm cặp phương vị triền ty khác nhau. Các hướng thượng hạ, tả hữu hợp thành một vòng tròn tổng thể, đồng thời kết hợp với bên trong và bên ngoài biến hình tròn theo mặt phẳng thành hình tròn lập thể, đây chính là nét đặc sắc vốn có của vận động triền ty Thái Cực Quyền. Ngoài ra, kết hợp tả hữu phùng nguyên khi luyện quyền, tiến thoái linh hoạt cùng với phương vị triền ty, đáp ứng yêu cầu luyện thân và phòng thân. Trong mỗi động tác, quyền thức Thái Cực Quyền, dựa trên cơ sở của triền ty thuận nghịch, ít nhất cần phải có sự kết hợp của ba cặp phương vị để thực hiện vận động. Nếu nắm được quy luật này thì sẽ có được đường vận động cong xoắn ốc, hỗ trợ rất nhiều cho việc luyện quyền hay sửa quyền.

Động tác “Vân thủ”

Đây là quyền thức duy nhất trong thập tam thế, bao hàm “song thuận chuyển thành song nghịch, tả hữu đại triền ty”. Khi vận động , triền ty cơ bản của hai tay là lòng bàn tay thuận truyền từ trong ra ngoài chuyển thành nghịch triền từ ngoài vào trong, phương vị triền ty của nó là trái phải trên dưới và hơi có hướng trong ngoài. Vòng tròn tả hữu, trên dưới là một hình tròn phẳng, nhưng nếu làm cho hình tròn ấy hơi có hướng trong ngoài thì nó có thể thành một hình tròn lập thể trong không gian, có thể đạt tới công dụng “khí thiếp tích bối”.

Động tác “Bạch hạc lượng xí”

Triền ty cơ bản của nó là một thuận một nghịch, là loại triền ty tương đối phổ biến trong giá thức , phương vị triền ty của nó là trên dưới và trong ngoài. Triền ty một thuận một nghịch có nghĩa là tay trái nghịch triền hướng vào trong, hướng xuống; tay phải thuận triền hướng ra ngoài, hướng lên. Hai động tác này hợp lại, yêu cầu “lưỡng bát tương bộ”(lúc vận động hai cánh tay giống như có một sợi dây cột lại với nhau khiến dạng thức của chúng hỗ tương nhau, yêu cầu hai tay phối hợp) làm thành một “bằng khuyên”(vòng tròn phẳng) chia ra trái nghịch phải thuận và trái xuống phải lên.

Các thí dụ trên cho thấy rõ, quyền thức Thái Cực Quyền tuy có nhiều dạng hoa mỹ chuyển hoán khác nhau nhưng dựa theo triền ty cơ bản của nó mà xét thì cực kỳ đơn giản . Các quyền thức đại khái không ngoài tổ hợp của ba loại “song thuận triền ty”, “song nghịch triền ty” và “nhất thuận nhất nghịch triền ty”. Nếu dựa theo pháp phân tích này và dò xét cách đi quyền của mình mà liệt kê thành biểu thì có thể là chổ dựa cho sự luyện tâp của chính mình. Có được chỗ dựa này rồi, ắt có thể phân biệt rõ ràng các loại kình, đạt đến “nội ngoại tương hợp và tiết tiết quán xuyến trên cơ sở nâng cao đàn tính đạt tới yêu cầu tư thế chính xác.

Link: http://thaicuckungfu.com/van-dong-xoan-oc-cua-trien-ty-thuan-nghich/

*

Lão võ sư Thái Cực Chen Xiaowang bàn về Triền Ty Kình

Đây là một bài phỏng vấn với Chen Xiaowang (CW), cháu nội của quyền sư Thái cực nổi tiếng Trần Phát Khoa và là một trong các hảo thủ hàng đầu tại Trần gia bây giờ. Người phỏng vấn là V.Windholz, đệ tử ông tại Paris.

VW: Ý nghĩa của triền ty công trong Trần gia thái cực là gì ? 
CW: Triền ty công là một series bài tập cơ bản. Tại Trung hoa, triền ty có nghĩa là xoáy. Công nghĩa là vận động hay kỹ thuật. Việc thấu hiểu vấn đề này là quan yếu đối với người mới tập hay đã có kinh nghiệm để bổ túc cho việc luyện tập.
Nhờ việc luyện tập chuyên cần các bài tập này, người tập sẽ nhận thức được một nguyên tắc cơ bản: Khi đan điền (trung tâm) động, toàn thân động theo.

VW: Người nào đã sáng chế ra triền ty công ? 
CXW: Trần Vương Đình (1600-1680), đời thứ chín ở Trần gia, đã sáng lập ra Thái cực quyền một môn võ độc đáo cũng như triền ty công. Cốt lõi trong môn võ của ông là vận động xoáy – đó là gốc rễ của mọi động tác. Do đó triền ty công hiện diện trong mọi vận động. Sự bí ẩn của triền ty công là vô hình với người mới tập, chỉ mắt người lão luyện mới thấy thôi.
Theo cách dạy cổ truyền, người tập thường bắt đầu với bài lão giá (laojia), không có các bài tập cơ bản nào ngoài bài quyền. Đó chính là lý do cần nhiều năm luyện tập chuyên cần thì mới nắm bắt được nguyên tắc của triền ty công. Rất nhiều người dù sau nhiều năm tập vẫn không thực sự hiểu thấu nguyên tắc này và thành quả cũng bị hạn ch.

Vào thập niên 80 tại Trung hoa, do chính phủ khởi xướng và cũng để đơn giản hóa võ thuật cho việc phát triển trong quảng đại quần chúng, nhiều võ sư của các môn phái khác nhau đã hợp lại và chế tác ra một loạt các bài công cơ bản để giúp người tập hiểu rõ các kỹ thuật sau này.
Các kỹ thuật trong triền ty công đúng là được dạy vào thời điểm đó. Sau đó được phổ cập khắp thế giới như là một nền tảng cơ bản cho những người nghiêm túc tập luyện để có tể hiểu sâu hơn về Thái cực.

VW: Ông có thể mô tả các kỹ thuật cơ bản của triền ty công ? 
CXW: Đầu tiên có các bài luyện tấn tĩnh (zhan zhuang), sau đó là các bài tập động. Zhan zhuang là tư thế chuẩn bị. Đỉnh đầu treo, lưng thẳng, cột sống thả lỏng, hai chân song song khoảng cách cỡ một vai, trừ các thế tấn thấp. Dù vậy người mới tập nên đứng tấn cao, đầu gối hơi gập. Tự nhiên thoải mái là nguyên tắc cốt yếu. Cùi chỏ cong và cổ tay thả lỏng.
Đan điền phải thả lỏng và thoải mái. Trong tư thế này người tập cần chú ý sự thẳng hàng của vai/hông, cùi chỏ/đầu gối, là nguyên nhân của nhiều ách tắc. Bên ngoài trọng lượng chia đều 2 chân. Bên trong tinh thần thoải mái tập trung. Do việc tập bài này, đan điền sẽ mạnh mẽ hơn và khí chu lưu dễ dàng hơn trong cơ thể, nhằm đạt tới nội ngoại hợp nhất
Từ bài zhan zhuang này, người tập bắt đầu với kỹ thuật gọi là zhen mian chan si (triền t đơn thủ), chuyển từ thế tĩnh sang động bằng khai hợp bộ. Sau đó là shuang shou chan si (triền ty song thủ), tập cả tĩnh, động có tiến lùi.
Sau đó là các kỹ thuật triền ty vòng nhỏ như tiểu triền ty đơn/song thủ và cuối cùng là các bài tập chân.

VW: Nhiều người cho rằng các bài trỉền ty công này chỉ dành cho người mới tập, ông thấy thế nào?
CXW: Tất nhiên đây là bài tập cơ bản. Nếu chúng ta so sánh Thái cực với thư pháp, thì triền ty công đối với Thái cực cũng như các chữ cái cơ bản trong thư pháp. Nếu không có các chữ cơ bản không thể nào có thư pháp được. Sau nhiều năm tập chuyên cần, người tập cấp cao hiểu các bài cơ bản rồi, nhưng họ vẫn luyện chúng nhằm tinh luyện thêm để lĩnh hội môn võ. Kiến thức thì không có giới hạn và đó chính là lý do chúng ta có thể tập lâu dài.

VW: Điều gì cần thiết để tập các bài triền ty công đúng đắn, đâu là lỗi hay gặp nhất ?
CXW: Trước tiên, người tập cần hiểu tư thế chuẩn bị (zhan zhuang), khi luyện thế này, ý đặt ở đan điền. Khi tư thế đúng rồi, khí tụ ở đan điền sau nhiều công rèn luyện sẽ có thể chu lưu khắp cơ thể. Khi đã hiểu bài này rồi, người tập sẵn sàng để học các kỹ thuật triền ty và tôn trọng nguyên tắc: Đan điền động, toàn thân động.
Các lỗi cơ bản thường gặp là chuyển vai quá nhiều để thực hiện động tác, không hiểu việc dịch chuyển trọng lượng, vặn thân quá nhiều, cùi chỏ lộ, động quá ít hay quá nhiều, lực thân đổ lên gối…
Nếu mắc một trong các lỗi trên, khí sẽ bị tắc. Để tập đúng các ky thuật này, người tập cần kiểm soát cơ thể và hướng chuyển của tay thật hoàn hảo.

VW: Khí chuyển vận thế nào trong vòng của kỹ thuật triền ty? làm khi khí có thể xuống chân được?
CXW: Chúng ta nên xem xét hai kỹ thuật chính: zhen mian chan si – trong đó vận động khởi từ đan điền. Hướng chuyển tay quyết định hướng chuyển thân. Khi đan điền chuyển dịch, tay giống như một công tắc điện, khí giống như dòng điện.
Khí đi từ tay ra eo, rồi từ eo về đan điền, sau đó ra lưng rồi quay trở lại tay.
Đường thứ hai là khí đi từ sau ra trước chẳng hạn trong tiểu triền ty. Khi tập các kỹ thuật này thân động như rắn, tạo ra các động tác khai hợp nối nhau. Khi khai khí chuyển từ đan điền ra tay, khi hợp khí chuyển từ tay về đan điền.
Một nhầm lẫn phổ biến là cho rằng khi chúng ta vận động, khí luôn đi từ đan điền ra các chi. Điều đó không đúng. Khi tập điều quan trọng là không mất cân bằng. Một phần khí tụ tại đan điền còn một phần đi khắp cơ thể.
Về việc khí chuyển xuống chân, khí chuyển sẽ tạo ra một sóng từ chân lên hông. Khi bàn chân mở ra ngoài khí chuyển từ đan điền xuống chân (ni chan) và ngược lại (su chan).

VW: Khi tập tinh thần nên thế nào trong các bài tập này ? 
CXW: nên tập trung 50% vào việc dẫn khí, còn 50% tự do. Nếu quá tập trung vào dẫn khí nhiều ách tắt có thể xảy ra.

VW: Loại kình nào xuất hiện khi ta tập triền ty, đó có phải bằng kình không ? 
CXW: Tất nhiên, bằng kình xuất hiện trong mọi kỹ thuật. Nó tương ứng với cảm giác “đầy” trong thân. Từ bằng kình có thể phát triển các loại kình khác (lý, tê, án…). Nếu không có nó ta chả phát triển được loại kình nào cả.

VW: Triền ty công có phải là cách tốt nhất để tích lũy nội lực (kình) không? Đâu là mối liên hệ giữa nó và phát kình? 
CXW: Tập triền ty là một cách rất hay để tích tụ nội lực, nhưng tất nhiên đó không phải cách duy nhất. Việc tập còn có luyện quyền và binh khí. Sau đó người tập sẽ tập dần từ nhu đến cương. Thật ra việc luyện lực với bóng Thái cực hay các dụng cụ nặng khác chỉ nên tiến hành khi người tập đã hiểu và thực hành được các nguyên tắc cơ bản. Việc vội vã áp dụng chúng chỉ làm cho việc tồi tệ đi thôi.
Tất nhiên có sự liên quan giữa tập triền ty và phát kình. Khi mà khí chuyển êm ả và người tập hiểu các nguyên tắc vận động của Thái cực quyền thì họ có sẽ khả năng phát kình tốt.

VW: Chúng ta có thể luyện nội lực bằng cách chỉ luyện quyền được không ? 
CXW: Theo lối cổ truyền, người tập chỉ luyện từ lão giá và không tập các động tác triền ti cơ bản. Trên thực tế cũng có thể chỉ luyện quyền mà thôi nhưng đó là cách khó hơn. Zhan zhuang, triền ti công cơ bản, tập với côn là các bài hữu dụng và nên được luyện hàng ngày.

VW: Ông có cho là các bài triền ty công có ích để hiểu hơn về quyền, thôi thủ hay ứng dụng không ? Nếu đúng đâu là mối liên quan ? 
CXW: Mối liên hệ là hiển nhiên. Khi hiểu được nguyên tắc rồi, người tập có thể áp dụng vào bài quyền, thôi thủ, ứng dụng. Từ các bài cơ bản, người tập sẽ tập qua các bài nhu (lão giá 19, 38 động tác) và rồi pháo chùy (lão giá, tiểu giá) – cuối cùng là binh khí (kiếm, đao, thương…).
Khi khí yếu thì người tập rất khó hóa lực trong khi tập thôi thủ hay ứng dụng. Đó là lý do tại sao việc tập các bài cơ bản là cần thiết cho quá trình luyện tập.

Link: http://thaicuckungfu.com/lao-vo-su-thai-cuc-chen-xiaowang-ban-ve-trien-ty-kinh/

*

Bài phỏng vấn lão võ sư Thái Cực Quyền – Chen Xiaowang

PV: Làm sao để dùng đan điền trong việc phát lực?
VS: Đan điền là trung tâm năng lượng của cơ thể, và [dùng đan điền] cần phải phối hợp toàn bộ cơ thể. Lực xuất phát từ đan điền và phối hợp với toàn cơ thể để tiếp thêm năng lượng.

PV: Cơ chế phát lực như thế nào?
VS: Thông qua lực xoắn toàn thân. Khi đan điền xoay, cơ thể xoay và đẩy vào tay. Đan điền là trung tâm của một vòng tròn.

PV: Lưng và chân phối hợp với đan điền như thế nào?
VS: Khi đan điền bắt đầu động, các cơ ở chân và lưng cũng chuyển động theo. Tất cả các bộ phận cùng chuyển động và kết nối. Tay không tự động, mà do đan điền đẩy ra tay. Tất cả là mọt chuyển động duy nhất theo cả 3 chiều. Đan điền, hông, gối, chân đều phối hợp để tạo ra chuyển động vặn xoắn.

PV: Đan điền có lực không?
VS: Có một chút, lực này thúc đẩy toàn cơ thể (cơ và xương).

PV: Khí và đan điền có liên hệ thế nào?
VS: Bản thân khí là yếu và mềm. Đan điền tụ khí của cả cơ thể và liên kết với xương và cơ. Kinh lạc dẫn khí đi khắp cơ thể. Khi khí phát ra, nó được truyền đi khắp cơ thể. Cần phải hiểu được quan hệ giữa đan điền với khí, khí với cơ, và cơ với xương. Quan trọng nhất là liên kết giữa đan điền với khí – đây là cốt lõi của Trần thức TCQ.

PV: Trần thức rất chú trọng xoay chuyển đan điền, đúng vậy không?
VS: Đúng, để kết nối toàn cơ thể và dẫn chuyển động. Đồng thời, khi phát ra, khí từ đan điền ra là dương, khi về đan điền là âm.

PV: Tầm quan trọng của ý là thế nào?
VS: Dụng ý là rất quan trọng. Có ba tầng bậc khác nhau. Một nửa tâm trí tập trung vào cử động, nửa kia hoàn toàn rỗng không. Ở giai đoạn đầu, phải chú ý đến cử động và vận động của khí. Ở giai đoạn cao hơn thì sẽ không cần, bởi vì các đường dẫn đã được thông suốt và khí có thể di chuyển tự nhiên, bởi vì [bản chất của] khí là có thể di chuyển tự nhiên trong cơ thể. Nhưng bất kể là ở trình độ nào, đều cần phải dùng nửa tâm trí vào cử động, nữa tĩnh lặng.

PV: Sự khác nhau về hơi thở trong lão giá lão giá nhất lộ và nhị lộ là gì ?
VS: Nhiều người đã hỏi vây. 2 bài có những điểm khác và giống nhau tùy theo cấu trúc mỗi bài. Nhưng người tập không nên cố gắng thở. Tốt nhất là Thở một cách tự nhiên. Khi phát kình, thở ra tự nhiên. Ở nhưng cấp độ đầu, mọi người không nên cố thở, nên tập trung vào vận động. Qua từng cấp độ, lượng oxy cần thiết cho cơ thể sẽ được điều chỉnh. Nên thành thật với cơ thể. Khi bạn chạy nhảy, cơ thể sẽ tự điều chỉnh hơi thở, Thái cực cũng giống vậy.

PV: Các động tác TCQ có kích thích các huyệt không?
VS: Mỗi động tác đòi hỏi phối hợp cơ bắp một cách khác nhau, và tạo ra các điểm nhấn [dẫn khí] khác nhau. Khí được dẫn theo các đường này, và mỗi tư thế sẽ tạo ra một hiệu quả khác nhau.

PV: Ông có thẻ nói thêm về khí?
VS: Có những thứ chỉ có thể cảm nhận. Bạn có thể cảm thấy như nước nóng chảy từ cánh tay đến bàn tay. Kể cả người trình độ thấp cũng có thể cảm giác được. Khi cách tay quay vong chiều kim đồng hồ, khi ngón út cử động, khí về đan điền. Khi ngón cái cử động. khí từ đan điền ra tay.

PV: Khí và kình khác nhau thế nào?
VS: Khí có khả năng liên kết, và có bản chất khác. Khi chuyển sang cơ bắp, khí biến thành kình. Kình là biểu hiện của khí, trở thành sức mạnh bung nổ. Khi khí chuyển sang cơ bắp thành lực thì đó là kình.

PV: Kình và Thần khác nhau thế nào?
VS: Gần như một. Thần là mức cao hơn, kình là mức thấp nhất của thần. Ý là vua, khí là đội quân. Ý dẫn khí.

PV: Những nguyên lý nào quan trọng nhất trong Trần thức TCQ?
VS: Tư thế – trạm trang là bước tập luyện đầu tiên, giúp cơ thể được chuẩn bị cho việc tập luyện TCQ. Tương tự nhu trước khi lái xe, ta phải điều chỉnh gương, ghế ngồi, … Lấy đan điền làm trung tâm, cơ thể cân bằng, đầu óc tĩnh lặng. Cốt yếu là cơ thể được kết nối, khí luân chuyển và điều khiển được cơ thể.
Mỗi tư thế đều phải tập theo 2 cách: cách 1 là đan điền xoay chuyển và vặn xoắn, cách 2 là từ trước ra sau. Mọi chuyển động [của cơ thể khi đó] đều phải tương ứng [với vị trí của đan điền], ko phải vận động xuyến. Khi hiểu được điều này, sẽ hiểu đuợc mọi bài quyền, ứng dụng và vũ khí. Nếu không thì chỉ như cây không có gốc. Sau đó có thể phối hợp cả hai chuyển động của đan điền làm một. [khi đó] hông eo điều khiển chuyển động, khai và hợp.

PV: Những sai lầm thường gặp khi tập TCQ là gì?
VS: Sai lầm thường gặp là không hiểu được hai cách vận động đan điền, chỉ biết bắt chước hình dạng mà không hiểu nguyên lý. Mỗi cử động đều có yếu lĩnh phải tuân theo. Thầy phải biết để dạy, và trò phải biết để tự sửa hoặc bắt chước.

PV: Tầm quan trọng của trạm trang là gì?
VS: Giúp đan điền liên kết với phần còn lại của cơ thể. Là cách tập [đan điền nội chuyển] trong mọi tư thế.

PV: Lúc nào thì nên bắt đầu tập thôi thủ?
VS: Khi đã hiểu được nguyên lý vận động, và phối hợp toàn thân. Nếu không sẽ bị dùng tay quá nhiều.

PV: Cảm giác cân bằng trọng tâm có thể đạt được qua thôi thủ?
VS: Điều này đạt được qua trạm trang. Nhiều người thôi thủ thất bại vì mất cân bằng ở đan điền.Trước khi cử động phải cân bằng, và khi bắt đầu động, phải duy trì như cách đan điền nội chuyển [khi đan điền di chuyển thì toàn thân phải di chuyển tương ứng theo].

PV: Làm sao để tăng khả năng thôi thủ?
VS: Phải tập toàn bộ bài Lão giá nhất lộ , suy nghĩ về ứng dụng của từng thế, nhớ yếu lĩnh, cho đến khi thành phản xạ.

PV: Có cần phải phân biệt âm dương?
VS: Tôi thích nói hư và thực, không phải âm dương. Rất khó để giải thích, , Song Trọng là 1 ví dụ. Trong TCQ, phải có bên nặng bên nhẹ, nhưng làm được không phải dễ, nếu dễ thì ai cũng đã là bậc thầy rồi. Vấn đề là nếu trong tư thế tĩnh, cơ thể không động, năng lượng cũng không thể chuyển, gây Tắc Nghẽn.

PV: Khí công có giá trị gì với TCQ không?
VS: Nguyên lý của khí công cũng giống như TCQ, kinh mạch, đan điền, … TCQ là một hệ thống khí công hoàn chỉnh, không cần gì khác. TCQ lại có hệ thống và tầng bậc hơn. Tôi có thể dạy khí công cho ai muốn học.

PV: Gía trị của khí công bằng âm thanh là gì?
VS: Khá đơn giản. Đó là những âm thanh gắn với một vận động nào đó của cơ thể. Cũng như gam trong âm nhạc, tất cả đều xuất phát từ miệng nhưng sẽ tạo ra phản ứng khác nhau của cơ thể. Tuỳ theo chứng bệnh, người tập tạo ra những âm thanh khác nhau.

PV: Ghi hình giải thôi thủ ở Trần gia câu có vẻ dùng sức rất nhiều?
VS: Nhiều người tham gia mà không tập luyện đúng cách. Có hai khía cạnh của thôi thủ: chủ động tấn công và bị động phòng thủ. Khi bị đẩy thì phải biết tự vệ. Trong cuộc thi nhiều người chỉ cố giành thắng và cả hai bên đều cúng lúc tấn công. Ngoài ra có nhiều trận đấu không cân sức.

PV: Dùng bằng kình khi phát kình như thế nào?
VS: Ý nghĩa của bằng kình là luồng dẫn lực không được tắc nghẽn. Nếu lực bị tắc thì không có bằng kình. Quá nhiều lực cũng không có bằng kình. Đây là vấn đề thường thấy ở Mĩ. Nhiều nguời không hiểu đúng về bằng kình. Tâm trí phải tĩnh lặng, bằng kình không thể dùng sức ép. Chỉ có cách để năng lượng chuyển tự nhiên

PV: Bằng Kình có cần lực từ đất?
VS: Không cần. Cũng như khi nhấc chiếc xe khỏi mặt đất – máy vẫn chạy và bánh vẫn quay, chỉ cần đặt xuống là chạy. Bằng kình cũng như vậy.

PV: Làm sao để có khả năng hoá giải lực?
VS: Tư thế và đầu óc thả lỏng, chỉ cần động nhẹ là có thể hoá giải, đây là bằng kình. Nếu đan điền liên kết với cơ thể, sẽ tạo ra một trường năng lượng bảo vệ cơ thể. Khi đan điền mât liên kết với cơ thể thì trường này cũng mất. Làm đúng cách, thông tin từ tay [điểm tiếp xúc] sẽ hướng dẫn toàn bộ cơ thể [di chuyển hợp lý].

PV: Khi tấn công thì khai hợp hoạt động thế nào?
VS: Trước khi tấn công, người hợp lại sau đó khai ra. Khi tấn công, trước hợp, sau khai. Một cách nói khác đó là mở bên ngoài và đóng bên trong. Khi nhận lực bên ngoài đóng và bên trong mở.

PV: Ông đã nghĩ ra bài quyền 19 thức?
VS: Bài quyền 19 thức là do nhiều yêu cầu của học sinh khắp thế giới. Có 4 phần chính, đi từ phải qua trái 4 lần. Nguyên lý dựa trên bài Lão giá, Tân giá, và Tiểu giá. Phải thể hiện rõ các yếu lĩnh trong từng động tác. Bài này dễ cho người mới học, dành cho thời hiện đại, ít thời gian tập những bài quyền dài.

Link: http://thaicuckungfu.com/bai-phong-van-lao-vo-su-thai-cuc-quyen-chen-xiaowang/

*

Giải pháp cho vấn đề kẹt lực khi luyện Thái Cực Kungfu

Kình lực của ta, do luyện mà có, cần hiểu cho rõ, chớ uổng phí kình. Kình có do chân (bộ pháp chắc chắn, trạm trang ổn cố), dồn súc tại eo, phát do cột sống, thành tại chân tay.

Trong tình hình kẹt lực hiện nay bạn hãy quên đôi tay của mình đi mà chú trọng vào lực ở chân và thân, thân cũng phải được buông lỏng luôn. Một hình thức khác bạn nên thử nghiệm là đẩy tay vào tường và nhớ tay chỉ là ống dẫn lực chứ không phải là nguồn lực vậy bạn nên động thân chứ không nên động thủ. Vậy ta không dụng lực ở tay thì không phí lực ở bắp tay. Nói thêm ở Aikido gọi đây là khoáng trương lực. Bạn hãy gợi lại ở mình cảm giác vươn vai khi mệt mỏi đó thì sự phát lực đẩy ở tay cũng tương tự như vậy vì khi vươn vai bạn đã huy động nhiều cơ bắp cùng tham gia trong trạng thái buông lỏng.

Đứng trung bình là đứng song song hai chân. Đúng như bạn nhận xét là ở thế này ta dễ bị mất trọng tâm, vì biết như vậy nên tôi đề nghị cách tập như vậy. Lý do là thế tấn này đòi hỏi bạn phải thật buông long toàn thân mới có thể đẩy tay qua lại được ,nếu bạn đẩy quá lố thì sẽ bị chúi tới trước, còn nếu đối phương đẩy qua mà bạn không buông lỏng vai thì sẽ bị đẩy bật rất dễ dàng. Yếu lĩnh là chúng ta phải buông lỏng chân, bụng, vai, cánh tay, chỏ, cổ tay, bàn tay, ngón tay thì vươn thẳng mà thư giãn. Khi đã đẩy và chặn được ở thế tấn này rồi thì dù ngườ ta đứng hai chân trước sau cũng không đẩy bật được chúng ta đâu. Khi đẩy chúng ta không được chúi thân trên để dùng trọng lượng của mình đè lên tay đối thủ vì nếu người ta rút tay về đột ngột thì ta chỉ có nước chúi tới trước mà thôi. Khi đẩy tới ta nên hạ thấp hai gối để lợi dụng động năng của toàn thân cộng với phản lực ở chân đưa lên tay qua vai mà đưa lực tới bàn tay. Lực này không phải là lực của tay đâu. Bạn cần phải quên cánh tay của mình thì mới có thể đạt được yêu cầu buông lỏng vai .

Kình là khái niệm được sử dụng phổ biến trong các môn quyền thuật Trung hoa. Vậy kình là gì? Mỗi võ phái có thể có quan niệm khác nhau về kình. Tuy nhiên, có thể nói kình là thuật ngữ ám chỉ lực, cách luyện và vận dụng lực. Có tài liệu viết rằng: lực thì chết mà kình thì sống.

Thái Cực Quyền có tám loại kình căn bản là: Bằng, Lý, Tê, Án, Thái, Liệt, Trửu, Kháo. Trong đó Bằng kình là loại kình chính sinh ra các loại kình khác. Có người nói: Thái Cực Quyền là Bằng kình, không hiểu về Bằng kình thì không hiểu Thái Cực Quyền. Qua đó có thể thấy vai trò quan trọng của Bằng kình trong Thái Cực Quyền.

Vậy Bằng kình là gì? Theo Đại sư Dương Trừng Phủ, Bằng kình là loại kình đi từ trong ra ngoài và hướng lên trên. Cách giải thích này dường như chỉ mới chỉ nói về phương hướng chuyển động, mà chưa nói lên bản chất.
Một điểm khó khăn khi nghiên cứu kình của Thái Cực Quyền là: Chữ Bằng của Bằng kình không có trong từ điển Trung Hoa. Với âm ‘bằng’ có nhiều cách viết khác nhau. Một trong những cách viết có nghĩa là ‘cái lều’. Do đó, một đệ tử của thầy Trần Vi Minh giải thích rằng: Cái lều có khung – tương ứng với xương người, dây buộc – tương ứng với dây chằng, gân, cơ và vải che – tương ứng với da người. Vậy nên, Bằng cần căng ra như lớp vải che căng ra dưới sự chống đỡ, tác động của khung & dây chằng.
Một tài liệu viết rằng: Bằng kình tựa như amip, nó truyền từ nơi nay qua nơi khác trong cơ thể. Quan sát hình ảnh một người đội vật nặng trên đầu, ta thấy trọng lực của vật đó sẽ tạo nên đường truyền lực qua đầu, xuống cổ, cột sống, hông, chân & xuống đất, gọi là lực nối đất. Hiệu quả của việc truyền lực sẽ phụ thuộc vào kết cấu cơ thể. Đây chính là mấu chốt vấn đề của Kình. Một vấn đề cần lưu ý là: Nếu 1 bộ phận nào đó cứng nhắc thì lực sẽ tắc ở đó – do đó người tập cần buông lỏng cơ thể để lực thông suốt toàn thân.
Có thể thấy rằng, tuy các cách giải thích trên khác nhau, nhưng bản chất chỉ là một.
Vậy cách tập kình như thế nào? Có 2 cách tập chính là Tĩnh & Động.
Tập tĩnh là tập Trạm trang. Trong đó người tập dùng ý thức buông lỏng cơ thể để trọng tâm ‘chìm xuống’ – thuật ngữ gọi là mọc rễ. Khi đã đạt tới trình độ này, nghĩa là đã có ‘trầm kình’. Tiếp theo, người tập dùng ý thức truyền lực tới các bộ phận trên cơ thể.
Tập động là tập luyện các thế quyền, bài quyền, hành quyền. Lực chìm xuống sẽ theo các động tác tới mọi nơi trong cơ thể. Lực kéo về và đi xuống thì được gọi là Lý kình, từ dưới lên và về phía trước gọi là Án kình…
Ngoài ra có thể dùng binh khí để tập kình.
Bước tiếp theo là tập phát kình.
Để nghiên cứu & luyện dụng kình, bước kế tiếp là tập đẩy tay. Và tiếp theo là tán thủ – nghĩa là đánh tự do.
Xuyên suốt quá trình tập luyện này, người tập phải buông lỏng cơ thể, ‘buông lỏng’ ý thức, dùng ý để luyện công – đấy là điều khó khăn nhất. Có thể nói đấy chính là bí quyết để thành công. Nếu căng thẳng, co cứng thì sẽ không có kết quả.

Link: http://thaicuckungfu.com/giai-phap-cho-van-de-ket-luc-khi-luyen-thai-cuc-kungfu/

*

Thái Cực Tâm Ngữ

Thái cực: Từ ngoài mà luyện, là luyện tập; Từ trong mà luyện, là tu hành!

Thái cực nhân phân thành 04 cấp:

Tự mình đau đớn, vất vả luyện tập là hồ đồ,

Tự mình rất thoải mái, vui vẻ luyện tập là thông minh,

Khiến người khác luyện tập rất thoải mái, vui vẻ là trí tuệ,

Khiến tự mình và người khác đều luyện được thoải mái, vui vẻ là giác ngộ.

Trên đường tu hành thái cực:

Không chậm trễ thân thể,

Không trói buộc tâm linh,

Không trang sức giả tạo cho tinh thần,

Khiến cước bộ uyển chuyển như miêu,

Khiến thượng hạ phối hợp tương tùy,

Khiến chiêu thức hành vân lưu thủy,

Khiến chân ngã hồi quy tâm linh.

Trên đường tu hành thái cực:

Giản đơn như lớp “màu nền” trong đời sống của chúng ta,

Ninh tịnh là sức mạnh cuộc đời của chúng ta,

Tự do là nơi cuộc đời của chúng ta hướng tới,

Hạnh phúc là điều mà cuộc đời của chúng ta truy cầu.

Vì sao một đơn thức thực hiện rất vướng mắc?

Bởi vì anh quá quan tâm tới việc thực hiện đúng hay sai,

Kiên yêu khoa tùng bất tùng,

Nội khí sướng bất sướng,

Động tác đúng tiêu chuẩn hay không,

Vướng víu bên trong không thể tự thoát ra.

Những thứ đó đều là tạp niệm trong luyện quyền của anh.

Tạp niệm tức dục vọng.

Nếu chỉ cầu thái cực an tịnh,

Bài trừ tạp niệm, bài trừ dục vọng,

Đạt tới cảnh giới ninh tịnh đạm bạc,

Đánh quyền sẽ tự có ý vị.

Giống như nhu cầu của ái tình không phải là hoàn mỹ,

Mà là chân tình vậy,

Nhu cầu chiêu pháp của Thái cực không phải là hoàn mỹ,

Mà là tập trung toàn bộ tinh thần.

Trứng gà

Từ ngoài đả phá là thực vật, từ trong đả phá là sinh mệnh;

Thể ôn

Từ ngoài gia nhiệt là tiêu hao, từ trong gia nhiệt là năng lượng;

Nhân sinh

Từ ngoài đột phá là áp lực, từ trong đột phá là trưởng thành;

Thái cực

Từ ngoài mà luyện là luyện tập, từ trong mà luyện là tu hành.

Khi không thoải mái ta ôm thái cực,

Khi rất vui vẻ ta vẫn ôm thái cực,

Thông qua phương thức thái cực,

Cuối cùng ta thu được yên bình của trí tuệ.

Không cần so đo cùng động tác chiêu pháp.

Một mực so đo dễ làm dao động ý chí của chúng ta,

Lệch khỏi ước nguyện luyện tập ban đầu của chúng ta.

Mà kết quả của so đo,

Không khiến người tự ti,

Mà khiến người tự kiêu ngạo,

Tóm lại là rơi vào tầm thường.

Ghi nhớ:

Thái cực cuối cùng là khiến cho con người so với trước trí tuệ hơn,

Năng lực lĩnh ngộ sự vật so với trước tốt hơn,

Năng lực ninh tịnh so với trước càng tốt hơn,

Năng lực hạnh phúc so với trước tốt hơn người khác.

Không bị mê hoặc vào lưu phái, không bị trói buộc vào quyền pháp,

Không sợ tướng lai, không tiếc quá khứ,

Không loạn tại tâm, lập tức an tâm,

Như vậy chính là thái cực.

Link: http://thaicuckungfu.com/thai-cuc-tam-ngu/