Kiến thức đầu tư ABC

A- KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA MỘT DOANH NGHIỆP


CHƯƠNG 1- BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Trong cuộc tìm kiếm công ty kỳ diệu có lợi thế cạnh tranh bền vững, WB luôn bắt đầu với Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Các báo cáo này cho nhà đầu tư biết được các kết quả hoạt động của công ty trong một khoảng thời gian. Thông thường các các kết quả này được báo cáo mỗi quý và vào cuối năm. Các bản báo cáo kết quả kinh doanh luôn được đi kèm với khoảng thời gian nhất định- ví dụ như từ 31/01/2017 đến 31/12/2017

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm ba thành phần cơ bản: Thứ nhất là doanh thu của doanh nghiệp. Sau đó là chi phí được trừ vào doanh thu và chúng ta sẽ biết được công ty lời hay lỗ.

WB đã thật sáng suốt khi chia thế giới kinh doanh ra làm 2 nhóm khác nhau: Nhóm thứ nhất là công ty có lợi thế cạnh tranh dài hạn bền vững hơn các đối thủ cạnh tranh. Đây là các doanh nghiệp mà nếu ông có thể mua cổ phiếu với mức giá hợp lý hoặc tốt hơn thì ông sẽ trở thành tỉ phú nếu giữ chúng đủ lâu. Nhóm còn lại là tất cả các doanh nghiệp tầm thường đang vùng vẫy năm này qua năm khác trong một thị trường cạnh tranh, khiến chúng trở thành khoản đầu tư dài hạn tồi tệ.

Trong khi tìm kiếm các doanh nghiệp tuyệt vời này WB đã nhận ra rằng từng mục riêng lẻ trong Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một công ty có thể cho ông biết liệu công ty có sở hữu một lợi thế cạnh tranh bền vững dài hạn tạo nên sự giàu có đang kinh ngạc hay không, mà là lợi nhuận của nó thuộc dạng nào, liệu công ty có cần chi nhiều tiền cho nghiên cứu và phát triển để giữ vững lợi thế cạnh tranh hay không, và có cần sử dụng nhiều nợ để tạo lợi nhuận hay không. Những yếu tố này tạo thành một dạng thông tin mà ông khai thác ở báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để tìm hiểu đặc tính kinh tế của một công ty. Với WB nguồn gốc của lợi nhuận luôn quan trọng hơn bản thân khoản lợi nhuận đó.

I- DOANH THU: NƠI DÒNG TIỀN ĐI VÀO

Mục đầu tiên của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh luôn luôn là tổng doanh thu doanh thu gộp. Đây là số tiền công ty thu được trong khoảng thời gian được xem xét, được báo cáo hàng quý hoặc hàng năm. Nếu chúng ta sản xuất dày và bán được 120 triệu USD trong năm, chúng ta sẽ ghi nhận tổng doanh thu của năm là 120 triệu USD trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thường niên.

Giờ đây thực tế là một công ty có doanh thu cao không có nghĩa là nó đang thu được lợi nhuận. Để xác định một công ty có lợi nhuận hay không bạn cần phải trừ chi phí của doanh nghiệp ra khỏi tổng doanh thu. Tổng doanh thu trừ chi phí sẽ bằng lợi nhuận thuần. Nhưng bản thân con số tổng doanh thu không cho chúng ta biết được gì, cho đến khi trừ đi các chi phí và tìm được lợi nhuận thuần.

Sau khi nhìn qua tổng doanh thu của doanh nghiệp, WB bắt đầu tìm hiểu các chi phí một cách cẩn thận, vì ông biết rằng một trong những bí mật vĩ đại để kiếm được nhiều tiền hơn chính là chi xài ít đi.

II- GIÁ VỐN HÀNG BÁN: CHỈ TIÊU NÀY CÀNG THẤP CÀNG TỐT

Trong Báo cáo KQHĐKD, ngay bên dưới mục tổng doanh thu là Giá vốn hàng bán, còn gọi là Chi phí của doanh thu. Giá vốn hàng bán là chi phí mua hàng hóa để công ty bán lại hoặc là chi phí nguyên vật liệu và lao động được sử dụng để sản xuất các sản phẩm. Tên gọi “Chi phí của Doanh thu” thường được sử dụng thay cho “Giá vốn hàng bán” nếu đó là công ty cung cấp dịch vụ chứ không phải là công ty sản xuất. Về bản chất thì chúng giống nhau- nhưng Chi phí của Doanh thu là cách gọi nghe nó toàn diện hơn. Chúng ta nên luôn luôn tìm hiểu chính xác những gì được bao gồm trong việc tính toán giá vốn hàng bán hoặc chi phí của doanh thu. Điều này cho chúng ta biết cấp quản lý đang nghĩ về doanh nghiệp như thế nào.

Ví dụ đơn giản về cách tính giá vốn hàng bán của một công ty bán đồ nội thất như sau: Bắt đầu lấy chi phí tồn kho đồ gỗ vào đầu năm; cộng với chi phí tồn kho tăng thêm trong năm rồi trừ đi giá trị tiền mặt của tồn kho còn lại vào cuối năm. Như vậy nếu đầu năm công ty có 10 triệu USD hàng tồn kho; thêm vào 2 triệu USD hàng tồn kho và kết thúc năm với giá trị tồn kho là 7 triệu USD thì giá vốn hàng bán của công ty trong năm sẽ là 5 triệu USD

Mặc dù khi đứng riêng lẻ, giá vốn hàng bán không cho chúng ta biết liệu các công ty có một lợi thế cạnh tranh bền vững hay không. Nhưng chúng ta lại cần nó để xác định lợi nhuận gộp của doanh nghiệp. Lợi nhuận gộp là một con số quan trọng cho ta biết liệu công ty có lợi thế cạnh tranh lâu dài hay không.

III- LỢI NHUẬN GỘP/TỶ SUẤT LỢI NHUẬN GỘP: CÔNG CỤ TÌM KIẾM MỎ VÀNG DÀI HẠN

Lợi nhuận gộp (7000)/ Tổng doanh thu (10.000) = Tỷ suất lợi nhuận gộp (70%)

Bây giờ nếu chúng ta lấy Tổng doanh thu của công ty trừ đi số tiền được ghi nhận là Giá vốn hàng bán, chúng ta sẽ có Lợi nhuận gộp. Ví dụ: Tổng doanh thu (10 triệu USD) – Giá vốn hàng bán (3 triệu USD) = Lợi nhuận gộp (7 triệu USD).

Lợi nhuận gộp là số tiền còn lại của tổng doanh thu sau khi trừ đi chi phí nguyên vật liệu và tiền công lao động được sử dụng để làm ra hàng hóa. Nó không bao gồm các mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý, khấu hao và chi phí lãi vay để doanh nghiệp hoạt động.

Bản thân lợi nhuận gộp mang đến rất ít thông tin, nhưng chúng ta có thể sử dụng con số này để tính tỷ suất lợi nhuận gộp của Công ty, chính tỷ số đó mới cho chúng ta biết nhiều về đặc tính kinh tế của công ty.

Phương pháp xác định Lợi nhuận gộp như sau:

Lợi nhuận gộp/ Tổng doanh thu = Tỷ suất lợi nhuận gộp.

Quan điểm của WB là tìm kiếm các công ty sở hữu một dạng lợi thế cạnh tranh bền vững nào đó- đây là các doanh nghiệp mà ông tin rằng có thể hưởng lợi trong dài hạn. Ông đã nhận thấy các công ty có lợi thế kinh tế dài hạn tuyệt vời đang kinh doanh trong lĩnh vực quen thuộc có xu hướng có được tỷ suất lợi nhuận gộp ổn định cao hơn những công ty không có lợi thế. Hãy để tôi trình bày với các bạn các vị dụ sau:

Tỷ suất lợi nhuận gộp của các công ty mà WB đã xác định được là có lợi thế cạnh tranh bền vững bao gồm: Coca- Cola thể hiện một tỷ suất lợi nhuận gộp ổn định khoảng 60% hoặc cao hơn; công ty đánh giá trái phiếu công ty Moody’s là 73%; Burlington Northern Santa Fe Railway 61% và công ty sản uất kẹo cao su Wrigley 51%

So sánh các doanh nghệp tuyệt vời này với một vài công ty mà chúng ta biết là có nền kinh tế dài hạn không tốt, chẳng hạn như doanh nghiệp bên bờ vực phá sản United Airlines, với tỷ lệ lợi nhuận gộp 14%; nhà sản xuất xe hơi gặp nhiều khó khăn General Motors có tỷ lệ yếu kém 21%; doanh nghiệp đã từng gặp khó khăn nhưng hiện đang có lãi U.S.Steel có lợi nhuận không quá tốt 17%; và Goodyear Tire- vốn quảng cáo là hoạt động trong mọi thời tiết, nhưng trong một nền kinh tế xấu thì cũng vướng ở tỷ lệ không được ấn tượng cho lắm là 20%.

Trong thế giới công nghệ- một lĩnh vực mà WB tránh xa vì không hiểu- Microsoft đã thể hiện một tỷ suất lợi nhuận gộp ổn định ở mức 79%, trong khi Apple chỉ có 33%. Các tỷ lệ này cho thấy rằng Microsoft bán các hệ điều hành và phần mềm mang lại lợi ích kinh tế tốt hơn Apple bán phần cứng và dịch vụ.

Chính lợi thế cạnh tranh bền vững của công ty đã giúp tạo ra tỷ suất lợi nhuận cao, lợi thế này cho phép công ty tự do định giá các sản phẩm và dịch vụ cung cấp cao hơn nhiều so với giá vốn hàng bán. Khi không có lợi thế cạnh tranh, các công ty phải cạnh tranh bằng cách giảm giá sản phẩm hoặc dịch vụ đang chào bán. Tất nhiên, sự sụt giảm này làm giảm tỷ suất lợi nhuận của công ty và do đó lợi nhuận cũng giảm.

Có một quy luật chung (và cũng có ngoại lệ) là các công ty có tỷ suất lợi nhuận gộp là 40% hoặc cao hơn có xư hướng là những công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững. Các công ty có tỷ suất này thấp hơn 40% thường thuộc các ngành có tính cạnh tranh cao, nơi mà sự cạnh tranh đe dọa tỷ suất lợi nhuận tổng thể (cũng có những trường hợp ngoại lệ). Tỷ suất lợi nhuận gộp nhỏ hơn hoặc bằng 20% thường là dấu hiệu của một ngành có sự cạnh tranh gay gắt, khi không công ty nào có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững hơn các đối thủ. Và một công ty thuộc ngành có sự cạnh tranh gay gắt, lại không có lợi thế cạnh tranh và không kinh doanh trong lĩnh vực quen thuocj, sẽ không bao giờ giúp chúng ta giàu có trong dài hạn.

Trong khi việc đánh giá tỷ suất lợi nhuận gộp không đảm bảo an toàn chắc chắn thì nó lại là một trong những chỉ số đầu tiên cho thấy công ty đang được xem xét có lợi thế cạnh tranh dài hạn nhất quán hay không. WB rất nhấn mạnh từ “bền vững”, và để an toàn, chúng ta nên theo dõi tỉ suất lợi nhuận gộp hàng năm trong suốt mười năm vừa qua để chắc chắn có “sự nhất quán”. WB biết rằng trò chơi tìm kiếm các công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững có tên là “sự nhất quán”.

Hiện nay một công ty có tỷ suất lợi nhuận gộp cao có thể đi chệch theo một số hướng và bị mất đi các lợi thế cạnh tranh dài hạn. Thứ nhất là chi phí nghiên cứu quá lớn, tiếp theo là chi phí bán hàng và quản lý lớn và thứ ba là chi phí tiền lãi cao. Bất kỳ một trong ba chi phí này đều có thể hủy diệt ưu thế kinh tế dài hạn của doanh nghiệp. Chúng được gọi là chi phí hoạt động kinh doanh và là những cái gai bên trong mỗi doanh nghiệp.

IV- CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: CHỈ TIÊU ĐƯỢC WARREN CHÚ Ý KHÁ KỸ

Ngay dưới mục Lợi nhuận gộp trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một nhóm chi phí, được gọi là chi phí từ hoạt động kinh doanh

Đây là toàn bộ chi phí cố định (hard cost) của công ty bao gồm chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, chi phí bán hàng và quản lý để đưa sản phẩm ra thị trường, khấu hao và phân bổ, chi phí tái cấu trúc và thay thế, và chi phí khác bao gồm cả các chi phí không thuộc hoạt động kinh doanh và không lặp lại định kỳ.

Tất cả các mục này được tổng hợp lại tạo nên tổng chi phí hoạt động kinh doanh của công ty, sau đó lấy lợi nhuận gộp trừ đi con số này thì chúng ta sẽ biết con số lời hay lỗ từ hoạt động kinh doanh. Vì tất cả các mục này đều có tác động đến đặc tính dài hạn của doanh nghiệp, tốt nhất là chúng ta dành một số chương tiếp theo để xem xét từng mục theo cách của Warren.

V- CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, mục Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là nơi công ty ghi nhận chi phí bán hàng trực tiếp, gián tiếp và tất cả các chi phí quản lý phát sinh suốt kỳ kế toán. Các chi phí này bao gồm lương quản lý, chi phí quảng cáo, chi phí đi lại, lệ phí pháp lý, hoa hồng, tất cả chi phí lương và những khoản tương tự.

Với một công ty như Coca-Cola, các chi phí này lên đến hàng tỷ USD và có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh cuối cùng của công ty. Tỷ lệ của chi phí này so với lợi nhuận gộp dao động rất mạnh theo từng doanh nghiệp. Thậm chí chúng còn biến thiên với các công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững như Coca-Cola. Coca-Cola đều đặn chi bình quân 59% lợi nhuận gộp cho chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Một công ty như Moody’s thì dành bình quân 25% còn với Procter&Gamble là 61%. “Sự nhất quán” chính là từ khóa quan trọng.

Các công ty không có lợi thế cạnh tranh bền vững phải chịu sự cạnh tranh khắc nghiệt và cho thấy sự dao động rất lớn trong tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp so với lợi nhuận gộp. Trong hơn 5 năm qua, GM đã chi từ 28% lên đến 83% lợi nhuận gộp cho chi phí này. Tỷ lệ của Ford cũng tăng từ 89% lên đến 780%, điều đó có nghĩa là họ đang mất rất nhiều tiền. Doanh số bắt đầu sụt giảm, nghĩa là lợi nhuận giảm nhưng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp lại vẫn như cũ. Nếu công ty không thể cắt giảm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp theo cùng tốc độ đó, chúng sẽ bắt đầu ngày càng ăn mòn lợi nhuận gộp của công ty.

Trong cuộc tìm kiếm công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của công ty càng thấp càng tốt. Nếu các chỉ tiêu có thể luôn duy trì ở mức thấp thì rất tốt. Trong thế giới kinh doanh ngày nay, nếu chi phí này dưới 30% thì được xem là tuyệt vời. Tuy nhiên, chi phí này của một số công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững trong khoảng từ 30% đến 80%. Nhưng nếu chúng ta thấy một công ty biểu hiện lặp đi lặp lại chi phí này gần 100% hoặc vượt quá 100% thì có nghĩa là chúng ta có thể đang giao dịch với một công ty thuộc ngành có tính cạnh tranh cao, khi không doanh nghiệp nào có lợi thế cạnh tranh bền vững.

Ngoài ra cũng có các công ty có các chi phí bán hàng và quản lý daonh nghiệp từ thấp đến trung bình nhưng các lợi thế kinh tế dài hạn tốt đẹp lại bị triệt tiêu bởi chi phí nghiên cứu và phát triể, chi phí vốn quá cao, cũng như chi phí lãi vay cho các khoản nợ quá cao.

Intel là một ví dụ hoàn hảo về một công ty có tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp so với lợi nhuận thuần thấp, nhưng do công ty phải chịu chi phí nghiên cứu và phát triển cao nên xét về kinh tế dài hạn chỉ giảm còn ở mức trung bình. Tuy nhiên, nếu Intel dừng nghiên cứu và phát triển, hàng loạt sản phẩm hiện nay của họ sẽ bị lỗi thời trong vòng mười năm và công ty sẽ phải đóng cửa.

Goodyear Tire có chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp chiếm 72% lợi nhuận gộp, nhưng chi phí vốn cộng với chi phí lãi vay cao- do công ty sử dụng nợ để tài trợ chi phí vốn- đang đưa những nhà sản xuất lốp xe vào cảnh thiếu hụt mỗi khi có khủng hoảng xảy ra. Nhưng nếu Goodyear không vay thêm nợ để thực hiện đầu tư và cải tiến, công ty sẽ không còn giữ được tính cạnh tranh lâu dài.

WB đã học cách tránh xa những công ty đang khốn khổ vì có chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp luôn được duy trì ở mức cao. Ông cũng biết rằng lợi thế kinh tế của các công ty có chi phí bán hàng và quản lý thấp cũng có thể bị triệt tiêu bởi chi phí nghiên cứu và phát triển đắt đỏ, chi phí vốn cao và/hoặc rất nhiều nợ. Ông tránh xa các dạng doanh nghiệp này bất kể giá cả thế nào, vì ông biết rằng các lợi thế kinh tế dài hạn cố hữu của họ rất hạn chế nên thậm chí cổ phiếu được bán với giá thấp cũng không thể giúp nhà đầu tư tránh khỏi các kết quả tồi tệ suốt đời.

VI- CHI PHÍ NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN: TẠI SAO WB KHÔNG THÍCH MỤC NÀY

Đây là một vấn đề lớn trong trò chơi nhận diện các công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững. Những gì có vẻ là một lợi thế cạnh tranh dài hạn thường là lợi thế có được nhờ bằng sáng chế hoặc một số cải tiến công nghệ. Nếu lợi thế cạnh tranh được tạo ra bởi bằng sáng chế, như với các công ty dược phẩm thì tại một thời điểm nào đó bằng sáng chế sẽ hết hạn và lợi thế cạnh tranh của công ty sẽ biến mất.

Nếu lợi thế cạnh tranh là kết quả của một số tiến bộ kỹ thuật thì lại luôn bị đe dọa thay thế bởi công nghệ mới hơn. Đây là lý do vì sao Microsoft rất lo ngại các tiến bộ kỹ thuật của Google. Lợi thế canh tranh hôm nay có thể sẽ kết thúc và trở thành sự lỗi thời của ngày mai.

Không chỉ phải chi một khoản tiền lớn cho việc nghiên cứu và phát triển mà vì còn phải liên tục đưa ra sản phẩm mới nên các công ty cũng phải tái thiết kế và cập nhật các chương trình bán hàng của mình. Điều đó có nghĩa là họ cũng phải dành rất nhiều tiền cho chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Bạn hãy xem thử các con số sau đây: Merck phải chi 29% lợi nhuận gộp cho nghiên cứu và phát triển và 49% lợi nhuận gộp cho chi phí bán hàng và quản lý doan nghiệp, như vậy tổng cộng lên đến 78% lãi gộp. Còn nữa, nếu Merck & Co thất bại trong việc phát minh loại thuốc mới được bán với giá hàng tỷ USD, công ty sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh khi các bằng sáng chế hiện tại hết hạn.

Khi công ty dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ phát triển nhanh, Intel cũng phải luôn chi khoảng 30% lợi nhuận gộp cho chi phí nghiên cứu và phát triển; nếu không, công ty sẽ mất lợi thế cạnh tranh chỉ trong một vài năm.

Công ty đánh giá trái phiếu Moody’s xứng đáng là công ty yêu thích của WB trong một thời gian dài. Moody’s không có chi phí nghiên cứu và phát triển, và trung bình chỉ dành 25% lợi nhuận gộp cho chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Coca-cola cũng không có chi phí nghiên cứu và phát triển, nhưng phải chi rất nhiều tiền cho quảng cáo, trung bình vẫn dành đến 59% lợi nhuận gộp cho chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Với Moody’s và Coca-Cola, WB không phải thức giấc nửa đêm lo ngại rằng một số bằng sáng chế thuốc sắp hết hạn hoặc công ty không chiến thắng trong cuộc chạy đua đến bước đột phá về công nghệ tiếp theo.

Đây là quy luật của WB: các công ty phải chi nhiều tiền cho nghiên cứu và phát triển có nhược điểm cố hữu trong lợi thế cạnh tranh sẽ luôn đặt ưu thế kinh tế lâu dài của công ty vào rủi ro, nghĩa là các ưu thế kinh tế đó không phải là lợi thế chắc chắn.

Và nếu đó không phải là một lợi thế chắc chắn thì WB không quan tâm đến công ty đó.

VII- KHẤU HAO: CHI PHÍ MÀ WB KHÔNG THỂ BỎ QUA

Cuối cùng thì tất cả máy móc thiết bị và nhà xưởng cũng bị hao mòn theo thời gian; sự hao mòn này được ghi nhận trên báo cáo hoạt động kinh doanh là khấu hao. Về cơ bản, số tiền mà một vật giảm giá trong một năm nhất định là chi phí được khấu trừ vào thu nhập trong năm đó. Điều này cũng hợp lý: Người ta có thể cho rằng số tiền mà tài sản giảm giá được sử dụng để tạo ra lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của công ty trong năm đó.

Bạn hãy xem ví dụ này: Giả sử công ty In ấn XYZ mua lại một nhà in trị giá một triệu USD. Tờ báo này có thể hoạt động trong mười năm. Vì vậy, phòng doanh thu nội bộ sẽ không cho phép công ty tính toàn bộ chi phí 1 triệu USD trong năm được mua. Thay vào đó, nhà in phải được tính chi phí cho hơn mười năm hoạt động. Khoảng thời gian mười năm và chi phí ban đầu 1 triệu USD có nghĩa là XYZ sẽ giảm giá nhà in 100.000USD mỗi năm. Khấu hao là một chi phí kinh doanh thực tế, vì vào một thời điểm nào đó trong tương lai, nhà in sẽ phải được thay thế.

Trên bảng cân đối kế toán, việc mua nhà in sẽ làm giảm 1 triệu USD tiền mặt và tăng 1 triệu USD ở mục nhà xưởng và thiết bị. Trong mười năm tiếp theo, chi phí khấu hao 100.000 USD mỗi năm sẽ hiển thị trên báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh như một chi phí. Trên bảng cân đối kế toán, mỗi năm sẽ có 100.000 USD được trừ từ mục nhà xưởng và thiết bị, cũng như 100.000 USD được ghi thêm vào mục trách nhiệm khấu hao lũy kế. Khoản tiền mặt 1 triệu USD thật sự chi ra để mua nhà in sẽ được thể hiện trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong mục chi phí vốn. Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng chi phí 1 triệu USD không được tính vào năm mua nhà in, mà được phân bổ như chi phí khấu hao trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, mỗi năm 100.000 USD, trong khoảng thời gian 10 năm

Các nhà tài chính phố Wall đã chỉ ra một bí quyết là một khi đã mua và thanh toán tiền nhà in thì chi phí khấu hao hàng năm 100.000 USD không ảnh hưởng gì thêm đến dòng tiền mặt đi ra, nhưng nó làm giảm lợi nhuận hàng năm được báo cáo cho IRS trong mười năm tiếp theo. Điều này có nghĩa là theo quan điểm ngắn hạn, XYZ có một khoản chi phí hàng năm mà trong thực tế thì không tiêu tốn thêm dòng tiền. Vì vậy các công ty tài chính phố Wall có thể thêm 100.000 USD chi phí ngược vào lợi nhuận, điều đó có nghĩa là giờ đây, dòng tiền mặt của doanh nghiệp có thể được dùng để vay được nhiều nợ hơn cho các dự án tạo ra tiền như hoạt động sử dụng nợ vay để mua lại công ty khác. Phố Wall có một từ viết tắt để chỉ khoản lợi nhuận được tính lại này: Họ gọi nó là EBITDA (Earnings Before Income Tax)- có nghịa là Lợi nhuận trước khi tính Thuế thu nhập, Khấu hao và Phân bổ.

WB cho rằng bằng cách sử dụng EBITDA, các người chơi khôn ngoan của Phố Wall đang phớt lờ thực tế là cuối cùng thì nhà in sẽ bị hao mòn và công ty sẽ phải dùng 1 triệu USD để mua nhà in mới. Nhưng bây giờ công ty đang phải gánh một núi nợ để lại sau thương vụ dùng nợ vay mua lại công ty khác và có thể không có khả năng tài trợ 1 triệu USD mua nhà in mới.

WB tin rằng khấu hao là một chi phí rất thực tế và phải luôn được kể đến trong mọi phép tính về lợi nhuận. Nếu không chúng ta sẽ tự dối mình trong ngắn hạn vì tin rằng doanh nghiệp đang thu được nhiều lợi nhuận hơn thực tế. Và không ai giàu có nhờ ảo tưởng.

WB đã phát hiện rằng các công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững thường có tỷ lệ chi phí khấu hao trên lãi gộp thấp hơn so với các công ty bị ảnh hưởng bởi các rắc rối của sự cạnh tranh gay gắt. Ví dụ như chi phí khấu hao của Coca-Cola duy trì khoảng 6% lợi nhuận gộp, và Wrigley, một công ty khác cũng có lợi thế cạnh tranh bền vững, cũng vào khoảng 7%. Procter & Gamble, một thời gian dài vốn là công ty yêu thích của WB, chi phí này chiếm khoảng 8%. Trái lại là trường hợp của GM, vốn nằm trong một ngành đòi hỏi nhiều vốn và có tính cạnh tranh cao, chi phí khấu hao chiếm từ 22% đến 57% của lợi nhuận gộp.

Cũng như mọi chi phí khác bị trừ vào lợi nhuận gộp của một công ty, WB đã nhận thấy rằng chi phí càng ít thì luôn có nghĩa là lợi nhuận càng nhiều- khi nó làm cho lợi nhuận cuối cùng gia tăng.

VIII- CHI PHÍ LÃI VAY: ĐIỀU WB KHÔNG MUỐN CÓ

Chi phí lãi vay là phần tiền lãi đã chi trả, trong cả quý hoặc cả năm, cho số nợ xuất hiện trên bảng cân đối kế toán. Trong khi đối với các định chế như ngân hàng thì số tiền lãi thu được có thể nhiều hơn số tiền chi ra, thì đa phần các doanh nghiệp sản xuất và bán lẻ phải trả rất nhiều tiền lãi so với phần tiền kiếm được

Đây được gọi là chi phí tài chính, không phải là chi phí từ hoạt động kinh doanh. Nó đứng độc lập, vì không bị ràng buộc với bất kỳ quy trình sản xuất hay bán hàng nào. Thay vào đó, tiền lãi phản ánh tổng nợ mà công ty đang có trong sổ sách. Công ty càng có nhiều nợ bao nhiêu thì sẽ phải trả nhiều tiền lãi bấy nhiêu.

Các công ty có chi phí lãi vay cao liên quan đến thu nhâp từ hoạt động kinh doanh thường là một trong hai dạng: là công ty hoạt động trong một ngành có tính cạnh tranh khắc nghiệt, đòi hỏi nhiều chi phí vốn để duy trì tính cạnh tranh, hoặc là một công ty có lợi thế kinh tế quá tốt phải vay nợ khi bị công ty khác mua lại trong một thương vụ sáp nhập sử dụng nợ vay.

WB đã chỉ ra rằng các công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững thường ít có hoặc không có chi phí lãi vay. Công ty có lợi thế cạnh tranh dài hạn Procter & Gamble chỉ phải dành 8% thu nhập từ hoạt động kinh doanh để trả chi phí lãi vay; Công ty Wrigley Co, trung bình phải trả 7%. Hãy so sánh hai công ty này với Goodyear, công ty sản xuất lốp xe thuộc ngành có tính cạnh tranh cao và đòi hỏi nhiều vốn. Trung bình Goodyear phải sử dụng 49% thu nhập từ hoạt động kinh doanh để thanh toán lãi vay.

Thậm chí đối với những ngành mang tính cạnh tranh cao như ngành hàng không, số tiền thu nhập từ hoạt động kinh doanh dùng để thanh toán lãi vay có thể được sử dụng để xác định các công ty có lợi thế cạnh tranh. Công ty có lợi nhuận ổn định Southwest Airlines chỉ dùng 9% thu nhập từ hoạt động kinh doanh để thanh toán lãi vay, trong khi đối thủ cạnh tranh đang trên bờ vực phá sản của nó, United Airline lại chi đến 61% thu nhập. Một đối thủ khác của Southwest đang gặp khó khăn, American Airlines lại trả một tỷ lệ khác thường lên đến 92% thu nhập từ các hoạt động kinh doanh cho chi phí này.

Thông thường, tất cả các công ty có lợi thế cạnh tranh dài hạn mà WB yêu thích trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng đều có chi phí lãi vay thấp hơn 15% thu nhập từ hoạt động kinh doanh. Nhưng bạn cũng nên lưu ý rằng tỷ lệ này biến thiên rất lớn theo từng ngành. Chúng ta lấy ví dụ: Wells Fargo, ngân hàng mà WB sở hữu 14% cổ phần, chi trả khoảng 30% thu nhập từ hoạt động kinh doanh cho lãi vay, có vẻ cao so với Coke, nhưng thực sjw đây là tỷ lệ thấp nhất và hấp dẫn nhất trong số 5 ngân hàng hàng đầu của Hoa Kỳ. Wells Fargo cũng là định chế duy nhất được Standard & Poor’s xếp hạng AAA.

Tỷ lệ chi phí lãi vay so với thu nhập từ hoạt động kinh doanh cũng có thể cho thấy mức độ nguy hiểm về kinh tế của công ty. Chúng ta lấy ví dụ về ngành ngân hàng đầu tư trung bình có tỷ lệ chi phí lãi vay chiếm gần 70% thu nhập từ các hoạt động kinh doanh. Nếu xem xét kỹ thì chúng ta sẽ phải chú ý thực tế rằng năm 2006, Bear Stearns báo cáo tỷ lệ này là 70% thu nhập, nhưng vào quý cuối cùng của năm 2007, tỷ lệ này tăng vọt lên 230%. Điều này có nghĩa là công ty đã dùng cả vốn chủ sở hữu cho sự khác biệt này. Trong một ngành kinh doanh có hoạt động nợ vay cao như Bear Stearns thì điều đó có nghĩa là tai họa. Tháng Ba năm 2008, định chế một thời hùng mạnh Bear Stearns, vốn một năm trước đó đã có cổ phiếu được mua bán với giá 170USD, đã bị buộc phải hợp nhất với JP Morgan Chase & Co và cổ phiếu chỉ còn giá là 10USD.

Quy luật ở đây thật sự đơn giản: Dù ở bất kỳ ngành nào thì công ty có tỷ lệ lãi vay phải trả so với thu nhập từ hoạt động kinh doanh thấp nhất cũng thường là công ty có lợi thế cạnh tranh. Theo WB, đầu tư vào công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững là cách duy nhất để đảm bảo chúng ta giàu có trong dài hạn.

IX- LÃI (LỖ) DO THANH LÝ TÀI SẢN VÀ KẾT QUẢ TỪ CÁC HOẠT ĐÔNG KHÁC

Khi công ty bán đi một tài sản (không phải là hàng tồn kho), thì lợi nhuận hoặc tổn thất thu được từ giao dịch này được ghi nhận ở mục Lãi (lỗ) do thanh lý tài sản. Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa số tiền thu được thực tế và giá trị sổ sách. Giả sử công ty đã mua một tòa nhà với giá 1 triệu USD, sau khi khấu hao còn 500.000 USD thì bán nó đi với giá 800.000USD. Khi đó công ty sẽ ghi nhận khoản lời 300.000USD cho việc bán tài sản này. Tương tự, nếu tòa nhà được bán với giá 400.000 USD, công ty sẽ ghi nhận một khoản lỗ 100.000USD.

Đối với mục “Kết quả từ các hoạt động khác” cũng vậy. Đây là mục ghi nhận các khoản thu nhập và chi phí không thuộc hoạt động kinh doanh, mang tính bất thường, và không thường xuyên được chi ra và thu vào trên báo cáo kết quả hoạt động kinh daonh. Các khoản này sẽ bao gồm tiền thanh lý tài sản cố định, ví dụ như đất đai, nhà xưởng và thiết bị. Cùng thuộc mục này còn có các hợp đồng bản quyền và bán bằng sáng chế, nếu chúng được xếp loại nằm ngoài hoạt động kinh doanh thông thường.

Đôi khi những sự kiện không lặp lại có thể ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận cuối cùng. Vì đây là những sự kiện không lặp lại nên WB tin rằng chúng nên được tách ra khỏi mọi phép tính lợi nhuận thuần của công ty trong việc xác định một công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững hay không.

X- LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ: CON SỐ MÀ WARREN SỬ DỤNG

“Thu nhập trước thuế” là thu nhập của một công ty sau khi khấu trừ tất cả chi phí, nhưng trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây cũng là con số mà WB sử dụng để tính toán lợi nhuận có được khi mua toàn bộ doanh nghiệp, hoặc khi mua một phần công ty thông qua việc mua cổ phiếu ở thị trường mở.

Ngoại trừ các khoản đầu tư được miễn thuế, tất cả lợi nhuận từ đầu tư đều được chào bán trên cơ sở trước thuế. Và vì tất cả các khoản đầu tư này cạnh tranh với nhau, người ta dễ dàng cho rằng nó có các điều khoản như sau.

Khi WB mua trái phiếu miễn thuế của Hệ thống cung cấp năng lượng công cộng Washington (WPPSS) trị giá 139 triệu USD, khoản đầu tư mang đến cho ông 22,7 triệu USD lợi nhuận phi thuế trong một năm, ông đã lập luận rằng một khoản thu nhập sau thuế 22 triệu USD cũng tương đương với lợi nhuận trước thuế 45 triệu USD. Để mua được một doanh nghiệp có thể có lợi nhuận trước thuế 45 triệu USD, ông cần phải bỏ ra từ 250 triệu tới 300 triệu USD. Vì vậy, ông xem các trái phiếu WPPSS như một khoản đầu tư mà ông được mua giảm giá 50%, nếu so với giá trị của các doanh nghiệp khác cũng đang được chào bán có điều kiện kinh tế tương tự.

WB đã luôn thảo luận về các khoản lợi nhuận của công ty theo điều khoản trước thuế. Điều này cho phép ông so sánh một doanh nghiệp hoặc một khoản đầu tư với các khoản đầu tư khác. Đó cũng là một trong những khám phá quan trọng của ông, rằng một công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững thật sự là một dạng “trái phiếu mang đặc điểm của cổ phiếu”, có coupon hay tiền lãi mở rộng. Chúng ta sẽ khám phá học thuyết “trái phiếu mang đặc điểm của cổ phiếu” của ông chi tiết hơn trong phần cuối của quyển sách này.

XI- THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐÃ NỘP: LÀM THẾ NÀO WB BIẾT ĐƯỢC CÔNG TY NÀO BÁO CÁO TRUNG THỰC

Cũng giống như mọi cá nhân phải đóng thuế khác, các công ty Mỹ cũng phải đóng thuế trên thu nhập của họ. Ngày nay, ở Mỹ số tiền đó chiếm khoảng 35% thu nhập. Số tiền thuế đã trả được ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh trong mục Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp.

Giờ đây điều thú vị về Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp là nó phản ánh đúng lợi nhuận trước thuế. Đôi khi, các công ty muốn cho mọi người thấy rằng họ đang tạo ra nhiều tiền hơn thực sự. Một trong những cách xem họ có báo cáo chính xác không là xem xét các chứng từ lưu ở SEC và xem họ đã trả bao nhiêu thuế thu nhập doanh nghiệp. Bạn hãy lấy con số được báo cáo là lợi nhuận trừ hoạt động kinh doanh trước thuế và nhân với 35%. Nếu kết quả thu được không bằng với số tiền mà công ty báo cáo là thuế thu nhập đã nộp, tốt hơn là chúng ta nên bắt đầu đặt câu hỏi.

Sau nhiều năm WB đã học được rằng các công ty hay lừa dối IRS thì cũng thường chịu khó lừa dối các cổ đông. Cái hay của một công ty có lợi thế cạnh tranh dài hạn là nó tạo ra rất nhiều tiền nên không cần phải đánh lừa bất cứ ai để có vẻ tốt đẹp.

XII- LỢI NHUẬN THUẦN: NHỮNG GÌ WARREN ĐANG TÌM KIẾM

Sau khi lấy doanh thu của công ty trừ đi tất cả chi phí và thuế, chúng ta sẽ có lợi nhuận thuần. Đây là nơi chúng ta nhìn thấy công ty làm ra được bao nhiêu tiền sau khi trả thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi nhìn vào con số này, WB đã chú ý một số điểm để quyết định liệu công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững hay không. Do đó, chúng ta sẽ xem qua các chú ý đó chứ chưa bắt đầu ngay.

Chú ý đầu tiên của WB là liệu lợi nhuận thuần có thể hiện một xu hướng tăng trưởng từ trước đến giờ không. Với ông, con số lợi nhuận thuần trong một năm đơn lẻ rất vô nghĩa; ông chỉ quan tâm liệu có sự nhất quan trong bức tranh lợi nhuận hay không và liệu xu hướng dài hạn có tăng trưởng không- cả hai có thể được xem là tương đương với “sự bền vững” của lợi thế cạnh tranh. WB cho rằng xu hướng không cần phải đều đặn, cái ông tìm kiếm là xu hướng tăng trưởng từ quá khứ.

Nhưng hãy lưu ý: do các chương trình mua cổ phiếu quỹ nên xu hướng lợi nhuận thuần trong quá khứ của một công ty có thể khác với xu hướng thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Các chương trình mua cổ phiếu quỹ sẽ giúp tăng thu nhập trên mỗi cổ phiếu bằng cách giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Một công ty giảm số cổ phiếu đang lưu hành, nghĩa là số cổ phiếu được sử dụng để chia lợi nhuận thuần của công ty cũng giảm, lần lượt làm tăng thu nhập trên mỗi cổ phiếu mặc dù lợi nhuận thuần thực tế không tăng. Trong các ví dụ cực đoan, thậm chí chương trình mua cổ phiếu quỹ của công ty có thể làm thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty tăng lên trong khi lợi nhuận thuần của công ty lại giảm.

Mặc dù hầu hết các phân tích tài chính đều tập trung vào con số thu nhập trên mỗi cổ phiếu, WB lại nhìn vào lợi nhuận thuần của doanh nghiệp để xem điều gì thật sự xảy ra.

WB đã học được rằng các công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững sẽ có tỷ lệ lợi nhuận thuần so với tổng doanh thu cao hơn các đối thủ cạnh tranh. WB đã nói rằng nếu được lựa chọn việc sở hữu giữa một công ty có lợi nhuận 2 tỷ USD trên 10 tỷ USD doanh thu, hoặc một công ty tạo ra 5 tỷ USD lợi nhuận trên 100 tỷ USD doanh thu, ông sẽ chọn công ty tạo được 2 tỷ USD. Đó là vì công ty có lợi nhuận thuần 2 tỷ USD đang có lợi nhuận chiếm 20% tổng doanh thu, trong khi với công ty thu được 5 tỷ USD thì tỷ lệ này chỉ có 5%.

Như vậy, trong khi con số tổng doanh thu cho chúng ta biết rất ít về đặc điểm kinh tế của doanh nghiệp, thỉ tỷ lệ của nó so với lợi nhuận thuần có thể cung cấp nhiều thông tin để so sánh với các doanh nghiệp khác,

Một doanh nghiệp tuyệt vời như Coca-Cola có lợi nhuận chiếm 21% tổng doanh thu, và Moody’s có tỷ lệ đáng ngạc nhiên 31%, những con số đã phản ánh ưu thế kinh tế cơ bản của các doanh nghiệp này. Một công ty như Southwest Airlines có lợi nhuận xoàng xĩnh 7% cũng đã phản ánh tính cạnh tranh cao của ngành hàng không, trong đó không một hãng hàng không nào có lợi thế cạnh tranh dài hạn so với các đối thủ. Ngược lại, General Motors, thậm chí trong một năm kinh doanh tốt, không bị thua lỗ, cũng chỉ có lợi nhuận 3% trên tổng doanh thu. Đây là dấu hiệu của nền kinh tế tệ hại vốn có của ngành công nghiệp sản xuất ô tô mang tính cạnh tranh quá cao.

Một nguyên tắc đơn giản (và có các ngoại lệ) là nếu một công ty đang cho thấy lịch sử lợi nhuận thuần trong quá khứ chiếm hơn 20% tổng doanh thu thì có nhiều khả năng là công ty đang được hưởng lợi từ một số lợi thế cạnh tranh dài hạn. Tương tự, nếu lợi nhuận thuần của một công ty luôn dưới 10% tổng doanh thu – hoặc có xu hướng như vậy thì có nghĩa là nó đang kinh doanh trong một ngành có tính cạnh tranh cao, khi không một công ty nào có lợi thế cạnh tranh bền vững. Tất nhiên nguyên tắc này chưa bao quát được các công ty có lợi nhuận chiếm từ 10% đến 20% tổng doanh thu, vốn là các công ty có mỏ vàng trong kinh doanh sẵn sàng chờ khai thác mà chưa ai phát hiện ra.

Một trong những ngoại lệ của quy tắc này là các ngân hàng và công ty tài chính. Với các định chế này, nếu có tỷ lệ lợi nhuận so với tổng doanh thu cao bất thường thì thường có nghĩa là bộ phận quản lý rủi ro đã chểnh mảng. Trong khi nhìn có vẻ hấp dẫn, các con số thực sự đã cho thấy ngân hàng chấp nhận rủi ro cao hơn để kiếm được nhiều tiền hơn, mà trong trò chơi cho vay thì đây là một phương pháp kiếm thiền nhanh chóng nhưng cái giá phải trả trong dài hạn là quá lớn. Và vướng vào các thảm họa tài chính không phải là một cách làm giàu.

XIII- THU NHẬP TRÊN MỖI CỔ PHIẾU (EPS): CÁCH WB PHÂN BIỆT NGƯỜI CHIẾN THẮNG VỚI KẺ THUA CUỘC

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu là lợi nhuận thuần của công ty tính trên cơ sở từng cổ phiếu cho một khoảng thời gian nhất định. Đây là một con số có ý nghĩa lớn trong thế giới đầu tư vì trên nguyên tắc, thu nhập trên mỗi cổ phiếu càng cao bao nhiêu thì giá chứng khoán càng cao bấy nhiêu. Để xác định con số này, chúng ta lấy lợi nhuận thuầ của công ty chia cho số cổ phần đang lưu hành. Ví dụ: nếu một công ty có lợi nhuận thuần là 10 triệu USD một năm, và đang lưu hành 1 triệu cổ phần, vậy thì thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) của công ty này là 10USD.

Trong khi không một con số thu nhập trên mỗi cổ phiếu ở một năm riêng lẻ có thể được sử dụng để nhận diện công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững, thì dãy số thu nhập trên mỗi cổ phiếu trong mười năm có thể cho chúng ta biết một bức tranh rõ ràng liệu công ty đang có lợi thế cạnh tranh dài hạn và đang kinh doanh trong lĩnh vực quen thuộc hay không. Những gì WB tìm kiếm là sự nhất quán và xu hướng tăng trưởng trong bức tranh thu nhập trên mỗi cổ phiếu qua mười năm.


CHƯƠNG II- BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

“Một trong những điều mà bạn sẽ tìm thấy ở hầu hết mọi doanh nghiệp và cá nhân, một điều thật thú vị nhưng mọi người chưa suy nghĩ kỹ về nó, là cuộc sống có khuynh hướng thách thức bạn ở những điểm kết nối yếu nhất. Theo kinh nghiệm của tôi, hai điểm kết nối yếu nhất là: Tôi đã chứng kiến nhiều người thất bại vì rượu và nợ- nợ vì đã đi vay tiền”

CHƯƠNG 21- TỔNG QUAN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Một trong những điều đầu tiên WB làm khi cố gắng xác định một công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững hay không là xem công ty có bao nhiêu tài sản- tính về tiền mặt và đất đai- và nợ bao nhiêu tiền của các nhà cung cấp, ngân hàng và các trái chủ. Để làm được điều này, ông nhìn vào bảng cân đối kế toán của công ty.

Không giống như các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán chỉ dành cho một ngày nhất định. Chúng ta không có bảng cân đối kế toán cho một năm hay một quý. Chúng ta có thể tạo ra bảng cân đối kế toán cho một ngày bất kỳ trong năm, nhưng chỉ là cho một ngày cụ thể đó. Phòng kế toán của công ty sẽ lập bảng cân đối kế toán vào cuối mỗi quý. Bạn hãy xem đó là một bản chụp nhanh tình hình tài chính của công ty vào ngày lập ra bảng cân đối kế toán.

Bảng cân đối kế toán được chia làm hai phần: phần thứ nhất là toàn bộ tài sản, được chia thành nhiều loại khác nhau, bao gồm tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho, đất đai, nhà xưởng và thiết bị.

Phần thứ hai là nợ và vốn chủ sở hữu.

Trong phần nợ chúng ta có hai phân mục: Nợ ngắn hạn và nợ dài hàn. Nợ ngắn hạn là tiền nợ trong vòng 1 năm, dùng để bù đắp cho các khoản tiền mặt và các khoản đầu tư ngắn hạn, tổng hàng tồn kho, tổng các khoản phải thu và chi phí trả trước.

Nợ dài hạn là nợ đến hạn trong một năm hoặc lâu hơn, bao gồm cả tiền nợ đối với các nhà cung cấp hàng hóa, thuế chưa trả, tiền vay ngân hàng và các khoản nợ trái phiếu

Trong cuộc tìm kiếm các công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững, WB chú ý đến một số mục nhất định trong phần tài sản và nợ. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn ở phần sau.

Bây giờ nếu chúng ta lấy tổng tài sản trừ đi tổng nợ thì sẽ có được giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp, tương đương vốn chủ sở hữu. Ví dụ: Nếu doanh nghiệp có tài sản trị giá 100.000USD và nợ 25.000 USD thì giá trị tài sản ròng hay vốn chủ sở hữu sẽ là 75.000USD. Nhưng nếu doanh nghiệp có tài sản giá trị 100.000USD và nợ 175.000USD thì giá trị tài sản ròng sẽ âm, hay vốn chủ sở hữu âm 75.000USD

Tài sản – Nợ = Giá trị tài sản ròng hoặc Vốn chủ sở hữu.

Chúng ta đã kết thúc phần chính của bảng cân đối kế toán, bây giờ hãy bắt đầu xem WB sử dụng bảng cân đối và tất cả các tiểu mục của nó như thế nào để xác định một công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững hơn các đối thủ hay không.

CHƯƠNG 22- TÀI SẢN

Đây là nơi cất giữ tất cả những gì tốt đẹp: tiền mặt, nhà xưởng và thiết bị, các bằng sáng chế, và tất cả các công cụ làm giàu. Chúng được tìm thấy trên bảng cân đối kế toán trong mục Tài sản.

Trên bảng cân đối kế toán, từ xưa các hệ thống kế toán đã chia Tài sản của công ty thành hai nhóm riêng biệt: Tài sản lưu động và Các tài sản khác

Tài sản lưu động bao gồm “Tiền mặt và tương đương tiền mặt”, “các khoản đầu tư ngắn hạn”, “các khoản phải thu thuần”, “hàng tồn kho”. Những mục này được gọi là tài sản lưu động vì chúng là tiền mặt hoặc có thể được chuyển thành tiền mặt trong một khoảng thời gian rất ngắn (thường trong vòng 1 năm). Theo quy định, chúng được liệt kê trên bảng cân đối kế toán theo thứ tự thanh khoản (nghĩa là chúng có thể được huyển sang tiền mặt trong bao lâu). Trước đây tài sản lưu động còn được gọi là tài sản chuyển đổi nhanh, tài sản có tính thanh khoản hay tài sản luân chuyển. Tính chất quan trọng của các tài sản này là tính sẵn sàng được chuyển sang tiền mặt và chi tiêu khi kinh tế của doanh nghiệp bắt đầu suy yếu và các nguồn vốn dành cho hoạt động hàng ngày khác bắt đầu tan biến. (Nếu bạn không thể tưởng tượng các nguồn vốn hoạt động biến mất như thế nào chỉ sau một đêm thì hãy xem trường hợp của Bear Stearns)

Các tài sản khác là tài sản không lưu động, nghĩa là chúng sẽ không hoặc không thể được chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng một năm sắp tới. Chúng được liệt kê trong một danh mục riêng biệt ngay dưới mục tài sản lưu động, gồm có Đầu tư dài hạn, Đất đai nhà xưởng và thiết bị, Lợi thế thương mại, tài sản vô hình, Phân bổ lũy kế, tài sản khác và Chi phí tài sản dài hạn được hoãn.

Hai nhóm tài sản này cùng tạo thành tổng tài sản của công ty. Thông qua chỉ tiêu chất lượng và số lượng của từng mục và của tổng thể, cả hai nhóm đã cho WB biết nhiều điều về đặc tính kinh tế của một doanh nghiệp và liệu doanh nghiệp đó có sở hữu lợi thế cạnh tranh bền vững đáng mơ ước giúp ông thật giàu có hay không.

Đây là lý do tại sao chúng ta sẽ dành một số chương tiếp theo để thảo luận về từng loại tài sản và cách WB sử dụng chúng để xác định một công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững.

Vì vậy chúng ta hãy nhìn vào các mục và xem có thể sử dụng chúng một cách độc lập và chọn lọc như thế nào để giúp xác định doanh nghiệp ngoại hạng có lợi thế cạnh tranh dài hạn đang kinh doanh trong lĩnh vực quan thuộc.

CHƯƠNG 23- VÒNG QUAY TÀI SẢN LƯU ĐỘNG: TIỀN ĐƯỢC TẠO RA NHƯ THẾ NÀO

Tài sản lưu động (curent assets) còn được xem là “tài sản hoạt động” (working assets) của doanh nghiệp, vì chúng nằm trong chu kỳ tiền mặt được dùng để mua hàng tồn kho; sau đó hàng tồn kho được bán cho nhà phân phối và trở thành các khoản phải thu. Các khoản phải thu, khi thu được từ các nhà phân phối, sẽ lại trở về tiền mặt. Tiền mặt => Hàng tồn kho => Các khoản phải thu => Tiền mặt. Quy trình này lặp đi lặp lại mãi mãi và đó là cách mà một doanh nghiệp tạo ra tiền.

Các yếu tố khác nhau của vòng quay tài sản lưu động có thể cho WB biết nhiều thông tin về tình trạng tài chính của doanh nghiệp và liệu nó có lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường hay không.

CHƯƠNG 24- TIỀN MẶT VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG CỦA CẢI CỦA WARREN

Một trong những điều WB làm đầu tiên là nhìn vào mục tài sản xem công ty có bao nhiêu tiền mặt và tương đương tiền mặt. Loại tài sản này chính xác như tên gọi- tiền mặt- hoặc tương đương với tiền mặt, ví dụ như chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn tại ngân hàng, trái phiếu kho bạc thời hạn ba tháng hoặc các tài sản có tính thanh khoản cao khác. Lượng tiền mặt hoặc tương đương tiền mặt cao cho WB biết được một trong hai điều- trong trường hợp tốt là công ty có lợi thế cạnh tranh đang tạo ra rất nhiều tiền mặt, hoặc trong trường hợp không tốt là công ty vừa mới bán một ngành kinh doanh hay một lượng lớn trái phiếu.

Lượng tiền mặt thấp hoặc không có dự trữ nhiều thường có nghĩa là công ty có các điều kiện kinh tế hạn chế hoặc tệ hại. Để xác định được công ty thuộc trường hợp nào, chúng ta hãy xem xét mục này kỹ hơn.

Thông thường các công ty dự trữ tiền mặt để hỗ trợ các hoạt động kinh doanh. Bạn hãy nghĩ đó là một quyển sổ séc rất lớn. Nhưng nếu chúng ta thu được nhiều lợi nhuận hơn so với số tiền chi ra tiền mặt bắt đầu được tích lũy và làm nảy sinh vấn đề đầu tư là phải làm gì với tất cả lượng tiền mặt dư thừa đó. Quả là một rắc rối dễ chịu.

Vì tiền mặt gửi ở ngân hàng hay mua chứng chỉ tiền gửi đều chỉ hưởng lãi suất thấp, nên tốt hơn là chúng ta đưa tiền mặt vào hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư để có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Bạn muốn sở hữu gì nào? Một chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn có lãi suất 4% trên số tiền đầu tư hay một căn hộ sẽ mang đến cho bạn 20% tiền lời trên vốn? Tất nhiên bạn sẽ chọn căn hộ. Đối với một doanh nghiệp cũng vậy. Dòng tiền đi vào doanh nghiệp, và nếu nó vào nhanh hơn chi phí hoạt động kinh doanh đi ra thì tiền bắt đầu được tích lũy; khi đó công ty phải quyết định làm gì với nó. Thông thường các công ty hay sử dụng lượng tiền mặt dự trữ để mở rộng hoạt động kinh doanh, mua một công ty mới, đầu tư thêm vào các doanh nghiệp có cổ phần thông qua thị trường chứng khoán, mua cổ phiếu quỹ hoặc trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông. Nhưng các công ty cũng rất thường xuyên chỉ cần gửi ngân hàng để tích lũy phòng lúc khó khăn. Người ta không bao giờ thấy mình đã chuẩn bị quá kỹ về mặt tài chính được trong thế giới thay đổi liên tục và đầy thách thức hiện nay.

Về cơ bản, một công ty có ba cách tạo một lượng tiền mặt tích lũy lớn. Cách thứ nhất là bán trái phiếu hoặc cổ phiếu mới ra công chúng, tạo tiền mặt tích lũy trước khi được đưa vào sử dụng. Cách thứ hai là bán một ngành kinh doanh hoặc các tài sản khác hiện có thuộc sở hữu công ty, cách làm này cũng có thể tạo tiền mặt tích lũy trước khi công ty tìm ra cách sử dụng khác. Trường hợp thứ ba là công ty có một ngành đang liên tục tạo ra nhiều tiền mặt hơn chi phí. Chính trường hợp một lượng tiền mặt tích lũy lớn được tạo ra bởi một ngành đang liên tục phát triển đã thực sự làm WB chú ý. Vì một công ty có thặng dư tiền mặt là kết quả của việc kinh doanh đang liên tục phát triển thường là một công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững nào đó và đang kinh doanh trong lĩnh vực quen thuộc.

Khi nhìn vào một công ty đang trải qua khó khăn ngắn hạn trong kinh doanh và đang bị các tay chơi thiển cẩn của phố Wall xâu xé cổ phần. WB sẽ nhìn vào tiền mặt hoặc các chứng khoán có thể muabsn được mà công ty đã tích trữ để biết liệu công ty có đủ sức mạnh tài chính để vượt qua những rắc rối đang diễn ra hay không.

Như vậy quy luật ở đây là: nếu chúng ta thấy doanh nghiệp có nhiều tiền mặt và các chứng khoán mua bán được cùng với ít nợ hoặc không có nợ thì có cơ hội rất lớn là doanh nghiệp sẽ vẫn tồn tại được qua những giai đoạn khó khăn. Nhưng nếu công ty thiếu tiền mặt nghiêm trọng và đang có một núi nợ thì đó có thể là một con tàu đang đắm mà thậm chí nhà quản lý tài ba nhất cũng không thể giữ lại được.

Một thử nghiệm đơn giản để biết chính xác cái gì đang tảo ra tất cả lượng tiền mặt đó là xem lại bảng cân đối kế toán của bảy năm gần nhất. Việc này sẽ giúp biết được liệu tiền mặt tích lũy đã được tạo ra bởi một sự kiện duy nhất, chẳng hạn như đợt bán trái phiếu hoặc cổ phần mới, thanh lý tài sản hoặc bán đi một ngành kinh doanh hiện cso, hay số tiền đó được tạo ra nhờ hoạt động kinh doanh đang tiếp diễn. Nếu thấy có quá nhiều nợ thì có thể chúng ta đang không làm việc với một doanh nghiệp ngoại hạng. Còn ngược lại, nếu chúng ta thấy quá nhiều tiền mặt tích lũy và có ít hoặc không có nợ, không có đợt bán cổ phần mới hoặc thanh lý tài sản và lịch sử lợi nhuận nhất quán thì có thể chúng ta đang thấy một doanh nghiệp tuyệt vời có lợi thế cạnh tranh bền vững mà WB đang tìm kiếm- một dạng công ty giúp chúng ta giàu có trong dài hạn.

Chúng ta không được quên rằng tiền mặt là vua (cash is king) trong những thời điểm khó khăn. Vì vậy nếu chúng ta có nó trong khi các đối thủ cạnh tranh không có thì chúng ta sẽ thống trị thị trường.

Và thống trị là mục tiêu hướng đến của tất cả các công ty, cho dù phải trả giá thế nào.

CHƯƠNG 25- HÀNG TỒN KHO: NHỮNG GÌ CÔNG TY CẦN MUA BÁN

Hàng tồn kho là sản phẩm của công ty đã nhập kho chờ bán cho các nhà cung cấp. Vì bảng cân đối kế toán luôn là của một ngày cụ thể nên số tiền trong mục hàng tồn kho trên bảng là giá trị hàng tồn kho của công ty ở ngày hôm đó

Đối với nhiều doanh nghiệp, hàng tồn kho còn có nguy cơ bị lỗi thời. Nhưng như chúng ta đã thảo luận trước đây, các công ty sản xuất có lợi thế cạnh tranh bền vững có lợi thế là các sản phẩm bán ra không bao giờ thay đổi và do đó không bao giờ bị lỗi thời. Đây là một lợi thế mà WB muốn tìm hiểu.

Khi cố gắng nhận diện một công ty sản xuất có lợi thế cạnh tranh bền vững, chúng ta tìm kiếm công ty có lượng hàng tồn kho và lợi nhuận thuần tăng trưởng tương ứng. Điều này cho thấy công ty đang tìm được các phương pháp có lợi để tăng doanh thu, và doanh thu tăng cần có lượng hàng tồn kho tăng để công ty có thể hoàn thành đơn đặt hàng đúng hạn.

Nhiều công ty sản xuất có tồn kho tăng lên nhanh chóng một vài năm rồi lại giảm xuống đột ngột thì có nhiều khả năng là công ty thuộc những ngành có tính cạnh tranh cao, có những đợt bùng nổ và phá sản. Và không ai có thể giàu có nếu từng lầm vào cảnh phá sản.

CHƯƠNG 26- CÁC KHOẢN PHẢI THU THUẦN: TIỀN NGƯỜI KHÁC ĐANG NỢ CÔNG TY

Khi bán các sản phẩm cho người mua, công ty có thể thu tiền trước hoặc được thanh toán ba mươi ngày sau khi người mua nhận hàng. Một số doanh nghiệp thậm chí còn chưa thu được tiền mặt với thời gian lâu hơn. Doanh thu thuộc tình trạng lấp lửng này (ý nói hàng đã bán nhưng chưa nhận được tiền mặt) được gọi là các khoản phải thu. Đây là tiền thuộc sở hữu của công ty, nhưng đang bị người khác nợ. Vì có một tỷ lệ nhất định người mua không thanh toán, chúng ta sẽ lấy các khoản phải thu trừ đi các khoản nợ xấu ước tính, và chúng ta có các khoản phải thu thuần.

Các khoản phải thu – nợ xấu = các khoản phải thu thuần

Khi đứng độc lập, con số Các khoản phải thu thuần cho chúng ta biết rất ít về lợi thế cạnh tranh dài hạn của công ty. Tuy nhiên, nó lại cung cấp nhiều thông tin về các công ty khác nhau trong cùng ngành. Trong những ngành có tính cạnh tranh rất cao, một số công ty sẽ cố gắng đạt được bằng lợi thế bằng cách đưa ra những điều khoản thanh toán tốt hơn- họ có thể cho nhà phân phối nợ đến 120 ngày thay vì chỉ 30 ngày. Điều này sẽ làm gia tăng cả doanh thu lẫn các khoản phải thu.

Nếu một công ty cho thấy một tỷ lệ ổn định Các khoản phải thu thuần so với Tổng doanh thu thấp hơn các đối thủ cạnh tranh thì nó thường có một dạng lợi thế cạnh tranh nào đó khi kinh doanh trong lĩnh vực quen thuộc mà các doanh nghiệp khác không có.

CHƯƠNG 27- CHI PHÍ TẠM ỨNG/TÀI SẢN LƯU ĐỘNG KHÁC

Đôi khi các doanh nghiệp phải trả tiền trước cho hàng hóa và dịch vụ mà họ sẽ nhận được trong tương lai gần, mặc dù họ chưa có quyền sở hữu hàng hóa hoặc chưa nhận được các lợi ích của dịch vụ. Dù chưa nhận được hàng hóa hay dịch vụ, nhưng vì đã trả tiền nên đây là tài sản của doanh nghiệp. Chúng được ghi nhận như tài sản lưu động trong mục chi phí trả trước. Ví dụ như phí bảo hiểm cho năm sắp tới được trả trước thì cũng được xem là một trong những chi phí tạm ứng như vậy. Chi phí tạm ứng không cho chúng ta biết nhiều thông tin về bản chất doanh nghiệp hay liệu nó có đang hưởng một lợi thế cạnh tranh bền vững hay không.

Các tài sản lưu động khác là các tài sản phi tiền mặt đến hạn trong năm nhưng đến nay công ty chưa nhận được. Mục này bao gồm các khoản như: hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp được hoãn (deferred income tax recoveries) đến hạn trong năm, nhưng hiện tại công ty chưa có tiền mặt.

CHƯƠNG 28- TỔNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ HỆ SỐ THANH TOÁN HIỆN HÀNH

Từ lâu, tổng tài sản lưu động đã đóng vai trò quan trọng trong phân tích tài chính. Các nhà phân tích từ trước đến nay vẫn cho rằng lấy tài sản lưu động trừ đi nợ ngắn hạn của công ty sẽ biết được liệu công ty có thể trang trải các khoản nợ ngắn hạn hay không. Họ đã xây dựng Hệ số thanh toán hiện hành (current ratio) bằng cách lấy tài sản lưu động chia cho nợ ngắn hạn; hệ số này càng cao thì công ty càng có tính thanh khoản. Hệ số thanh toán hiện hành lớn hơn 1 được xem là tốt và ngược lại. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1, người ta tin rằng công ty có thể đang gặp khó khăn trong việc trạng trải nợ ngắn hạn cho các chủ nợ.

Thật khôi hài là nhiều công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững lại có Hệ số thanh khoản hiện hành thường xuyên nhỏ hơn con số 1 huyền diệu. Hế số này của Moody’s là 0.64; Coca-cola là 0.95; Procter & Gamble là 0.82 và Anheuser-Busch là 0.88. Theo trường phái cũ, điều này có nghĩa là những công ty này có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nhưng sự thật là khả năng tạo lợi nhuận của họ quá tốt nên họ có thể dễ dàng trang trải các khoản nợ ngắn hạn. Tương tự, nhờ vào khả năng tạo lợi nhuận quá lớn, các công ty không gặp trở ngại trong việc tấn công thị trường giấy tờ có giá rẻ, ngắn hạn nếu cần thêm tiền mặt trong ngắn hạn

Do có khả năng tạo lợi nhuận lớn, công ty cũng có thể trả cổ tức cao và mua cổ phiếu quỹ, cả hai cách đều làm giảm tiền mặt dự trữ và giúp kéo các hệ số thanh toán hiện hành xuống dưới 1. Nhưng chính sự ổn định trong khả năng tạo lợi nhuận cùng với việc có lợi thế cạnh tranh bền vững, đã đảm bảo rằng công ty có thể trang trải các khoản nợ ngắn hạn và không trở thành nạn nhân của sự thăng trầm của chu kỳ kinh doanh và tình trạng suy thoái kinh tế.

Tóm lại, hệ số thanh toán hiện hành của nhiều công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững nhỏ hơn 1. Những công ty như vậy tạo ra ngoại lệ rằng hệ số thanh toán hiện hành hầu như vô ích trong việc giúp chúng ta xác định liệu một công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững hay không.

CHƯƠNG 29- ĐẤT ĐAI, NHÀ XƯỞNG VÀ THIẾT BỊ: VỚI WB KHÔNG CÓ MỤC NÀY CÓ THỂ LẠI LÀ MỘT ĐIỀU TỐT

Đất đai, nhà xưởng sản xuất và thiết bị của một công ty, cùng với giá trị tổng hợp của chúng được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán như một tài sản. Chúng được ghi nhận theo chi phí ban đầu, trừ đi khấu hao lũy kế. Khi nhà xưởng và thiết bị bị hao mòn từng chút một thì mỗi năm có một khoản chi phí được tính dựa trên nhà xưởng và thiết bị. Đó chính là khấu hao.

Các công ty không có lợi thế cạnh tranh dài hạn đang phải đối mặt với sự cạnh tranh liên tục, nghĩa là họ phải không ngừng nâng cấp các thiết bị sản xuất để cố gắng duy trì tính cạnh tranh, thường là trước khi các thiết bị bị hao mòn hết. Tất nhiên điều này gây ra một chi phí thường xuyên khá đáng kể, đồng thời luôn làm gia tăng số lượng nhà xưởng và thiết bị mà công ty liệt kê trên bảng cân đối kế toán.

Một công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững không cần phải liên tục nâng cấp nhà xưởng và thiết bị để giữ vững lợi thế cạnh tranh. Chúng ta lấy ví dụ thương hiệu kẹo cao su Wrigley. Công ty xây dựng một nhà máy sản xuất kẹo cao su và không cần nâng cấp nhà xưởng và thiết bị cho đến khi chúng bị hao mòn.

Do đó công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững chỉ cần thay thế nhà xưởng và thiết bị khi chúng bị hao mòn, trong khi công ty không có lợi thế đó phải thay thế nhà xưởng và thiết bị để giữ tốc độ cạnh tranh.

Một công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững sẽ có thể tự tài trợ nhà xưởng và thiết bị mới. Nhưng một công ty không có lợi thế đó sẽ buộc phải vay nợ để tài trợ cho nhu cầu trang bị lại nhà xưởng liên tục để theo kịp cuộc cạnh tranh.

Chúng ta sẽ thấy rõ điều này khi xem xét một công ty có lợi thế cạnh tranh dài hạn như Wrigley. Họ có nhà xưởng và thiết bị trị giá 1,4 tỷ USD, có 1 tỷ USD nợ và tạo ra khoảng 500 triệu USD mỗi năm. Hãy so sánh Wrigley với một công ty không có lợi thế cạnh tranh bền vững như GM, với nhà xưởng và thiết bị trị giá 56 tỷ USD, 40 tỷ USD nợ và trong hai năm vừa qua đã lỗ.

Kẹo cao su không phải là một sản phẩm có nhiều thay đổi và thương hiệu của Wrigley đảm bảo được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác. Còn GM phải đối đầu với mọi nhà sản xuất xe hơi trên hành tinh, và chiến lược sản phẩm hỗn hợp của họ cần phải được nâng cấp và tái thiết kế liên tục để duy trì vị trí dẫn đầu trong cuộc cạnh tranh. Điều này có nghĩa là các nhà xưởng của GM phải thường xuyên được tái trang bị để sản xuất các sản phẩm mới.

Sản xuất kẹo cao su là một loại hình kinh doanh tốt hơn và có nhiều lợi nhuận hơn cho cổ đông so với sản xuất xe ô tô. Chúng ta hãy xem ví dụ này: 100.000 USD vốn đầu tư vào Wrigley trong năm 1990 sẽ có giá trị khoảng 547.000 USD trong năm 2008. Nhưng đầu tư 100.000 USD vào GM năm 1990 sẽ chỉ có giá trị khoảng 97.000USD vào năm 2008. Điều này tương đương với việc cổ đông của Wrigley đã có lợi hơn 450.000USD. Họ vui sướng nhai kẹo cao su trong giàu có, trong khi cổ đông của GM đang nhìn thấy tài sản của họ đâm đầu vào một vách núi.

Như WB đã nói, sản xuất một sản phẩm nhất quán, không cần phải thay đổi cũng đồng nghĩa với việc có được lợi nhuận ổn định. Sản phẩm nhất quan có nghĩa là không cần phải chi quá nhiều tiền nâng cấp nhà xưởng và thiết bị mà vẫn giữ được lợi thế cạnh tranh, giúp giải phóng hàng tấn tiền cho các dự án tạo ra tiền khác. Để giàu có, trước tiên chúng ta phải tạo ra tiền, và nếu chúng ta có thể tạo ra nhiều tiền thì sẽ rất tốt. Một trong những cách tạo ra nhiều tiền là không cần phải chi nhiều tiền để giữ vững vị thế cạnh tranh.

CHƯƠNG 30- LỢI THẾ THƯƠNG MẠI

Khi Exxon mua công ty dầu XYZ với giá phải trả vượt quá giá trị sổ sách của XYZ, phần vượt quá sẽ được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán của Exxon dưới tiêu đề Lợi thế thương mại (goodwill). Nếu mua nhiều công ty với mức giá vượt quá giá trị sổ sách thì cuối cùng chúng ta sẽ có rất nhiều lợi thế thương mại trên bảng cân đối kế toán.

Lợi thế thương mại từng được sử dụng để làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua quá trình phân bố (amortization), hàng năm trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có một khoản phí được tính vào thu nhập dưới tiêu đề Phân bổ lợi thế thương mại. Ngày nay, hội đồng Tiêu chuẩn Kế toán Tài chính (FASB- Financial Accounting Standards Board) đã quyết định rằng lợi thế thương mại sẽ không bị phân bổ trừ khi công ty liên quan thật sự bị giảm giá trị.

Bất cứ khi nào chúng ta thấy có sự gia tăng trong lợi thế thương mại của một công ty qua một số năm, chúng ta có thể cho rằng đó là vì công ty đang mua được các doanh nghiệp khác. Đây có thể là một điều tốt nếu công ty đang mua các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững. Nếu phần lợi thế thương mại không đổi qua nhiều năm, đó là vì công ty đang mua một doanh nghiệp dưới giá trị sổ sách hoặc công ty không đang tiến hành bất kỳ quá trình mua lại nào.

Các doanh nghiệp đang hưởng lợi từ một lợi thế cạnh tranh bền vững hầu như không bao giờ bán ra dưới giá trị sổ sách. Chúng tôi nói là hầu như không bao giờ, nhưng đôi khi cũng có và nếu có thì đó có thể là cơ hội mua vào ngàn năm một thuở.

CHƯƠNG 31- TÀI SẢN VÔ HÌNH: ĐO LƯỜNG NHỮNG CON SỐ KHÔNG THỂ ĐO LƯỜNG ĐƯỢC

Tài sản vô hình là những tài sản mà chúng ta không thể năm bắt về mặt vật chất; bao gồm các bàng sáng chế, bản quyền tác giả, nhãn hiệu, nhượng quyền thương mại, thương hiệu và các tài sản tương tự. Một thời gian dài trước đây, các công ty nghĩ mình có thể áp dụng giá đó. Điều này tạo ra nhiều trường hợp định giá thú vị và cũng nhiều sự lạm dụng. Ngày nay, các công ty không được phép kê khai các tài sản vô hình được phát triển nội bộ (internally developed intangible assets) lên bảng cân đối kế toán. Điều đó đã đặt dấu chấm hết cho việc làm đẹp bảng cân đối kế toán bằng việc đánh giá quá cao tài sản vô hình.

Tuy nhiên tài sản vô hình được mua lại từ một bên thứ ba thì được phép ghi nhận trong bảng cân đối kế toán tại mức giá hợp lý. Nếu tài sản có thời gian tồn tại xác định – như bằng sáng chế- thì nó được phân bổ trong suốt thời gian hữu dụng, mỗi năm có một khoản phí được tính vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán.

Nhưng lại có một điều kỳ quặc xảy ra với các công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững. Chúng ta lấy ví dụ như công ty Coca- Cola. Thương hiệu Coke đáng giá hơn 100 tỷ USD nhưng vì đó là một thương hiệu được phát triển nội bộ nên giá trị thực của nó như một tài sản vô hình không được phản ánh trên bảng cân đối kế toán của Coca- Co la. Chúng ta gặp điều tương tự với Wrigley, Pepsi, McDonald’s và thậm chí cả Wal-Mart. Mỗi công ty trong số này đều hưởng lợi từ lợi thế cạnh tranh bền vững liên quan trực tiếp đến thương hiệu; nhưng giá trị của tài sản lớn nhất của họ, thương hiệu, lại không được công nhận trên bảng cân đối kế toán.

Đây là một trong những lý do cho thấy khả năng giúp các cổ đông giàu có hơn của lợi thế cạnh tranh bền vững đã không được các nhà đầu tư nhìn thấy trong một thời gian dài. Nếu không có sự so sánh giá trị của công ty qua các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong mười năm thì các nhà đầu tư cũng không có cách nào biết được có lợi thế này, hay biết về tiềm năng giúp họ trở thành tỷ phú. Đây là cách WB có thể trở thành cổ đông lớn trong những công ty có lợi thế hiển nhiên như Coca-Cola, với sự dõi theo của cả thế giới. Cho đến khi đó cả thế giới vẫn không hiểu tại sao ông làm như vậy. Coke quá đắt nên không thu hút được những nhà đầu tư theo giá trị theo trường phái Graham, và giá cổ phiếu cũng dao động không đủ nhiều để làm các nhà đầu cơ phố Wall quan tâm. Những gì WB có thể nhìn thấy mà không ai khác thấy được là lợi thế cạnh tranh bền vững của Coke và khả năng tạo lợi nhuận dài hạn đi kèm. Qua thời gian, chính khả năng tạo lợi nhuận đó sẽ giúp ông trở thành người giàu nhất thế giới.

CHƯƠNG 32- CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ DÀI HẠN: MỘT TRONG NHỮNG BÍ MẬT THÀNH CÔNG CỦA WARREN

Đây là một mục thuộc phần tài sản trên bảng cân đối kế toán của công ty , nơi ghi nhận giá trị của các khoản đầu tư dài hạn (lâu hơn một năm), ví dụ như cổ phiếu, trái phiếu và BĐS. Mục này bao gồm các khoản đầu tư vào các chi nhánh và công ty con. Điều thú vị là loại tài sản này được ghi nhận trong sổ sách theo chi phí hay thị giá, tùy theo giá nào thấp hơn. Nhưng cho dù giá trị các khoản đầu tư đã tăng cao thì chúng ta cũng không được tính với giá cao hơn chi phí. Điều này có nghĩa là một công ty có thể có một tài sản rất quý đang được ghi sổ với giá trị thấp hơn thị giá một cách đáng kể.

Các khoản đầu tư dài hạn của một công ty có thể giúp chúng ta biết nhiều về quan điểm đầu tư của bộ máy quản lý cấp cao. Họ có đầu tư vào các doanh nghiệp khác có lợi thế cạnh tranh bền vững không, hay họ đầu tư vào các doanh nghiệp trong những thị trường có tính cạnh tranh cao? Đôi khi chúng ta nhìn thấy cấp quản lý của một doanh nghiệp tuyệt vời đầu tư các khoản rất lớn vào các doanh nghiệp tầm thường mà không có lý do gì khác ngoài việc họ nghĩ rằng càng mở rộng kinh doanh càng tốt. Đôi khi chúng ta thấy một nhà quản lý tiến bộ của một doanh nghiệp tầm thường thực hiện đầu tư vào các công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững. Đây là cách WB xây dựng và đưa công ty cổ phần Berkshire Hathaway trở thành một đế chế như ngày nay. Đã có một thời Berkshire là một doanh nghiệp tầm thường trong nghành dệt có tính cạnh tranh cao. WB đã mua quyền kiểm soát, dừng thanh toán cổ tức giúp tích lũy tiền mặt, sau đó đem vốn của công ty đi mua một công ty bảo hiểm. Tiếp theo ông lấy tài sản của công ty bảo hiểm và tiếp tục chuyến mua sắm các công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững trong bốn mươi năm.

Với một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững, thậm chí chỉ cần hôn con cóc đủ một số lần nhất định thì nó sẽ biến thành hoàng tử.

Hoặc như trong trường hợp của WB, 60 tỷ USD chính là trị giá hiện tại của cổ phiếu mà ông đang nắm giữ tại Berkshire

CHƯƠNG 33- TÀI SẢN DÀI HẠN KHÁC

Bạn hãy nghĩ mục “tài sản dài hạn khác” như là một quỹ tài sản dài hạn khổng lồ- tài sản có thời gian hữu dụng dài hơn 1 năm- và khác với Đất đai và Thiết bị, Lợi thế thương mại, Tài sản vô hình và Đầu tư dài hạn. Một ví dụ của Tài sản dài hạn khác là chi phí tạm ứng và các khoản hoàn thuế đến hạn được nhận trong những năm tiếp theo. Tài sản dài hạn khác chỉ cho chúng ta biết rất ít về việc công ty đang nghiên cứu có lợi thế cạnh tranh bền vững hay không. Do đó chúng ta hãy tiếp tục.

CHƯƠNG 34- TỔNG TÀI SẢN VÀ HỆ SỐ LỢI NHUẬN TRÊN TỔNG TÀI SẢN (ROA)

Lấy tài sản lưu động cộng với tài sản cố định thì chúng ta sẽ có tổng tài sản. Tổng tài sản sẽ bằng tổng nợ cộng với vốn chủ sở hữu. Hai phần cân đối với nhau và đó là lý do tại sao chúng ta gọi là bảng cân đối kế toán (balance sheet).

Tổng tài sản đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định công ty sử dụng tài sản hiệu quả đến đâu. Để đánh giá hiệu quả, các nhà phân tích đã đi đến Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, được tính bằng cách lấy lợi nhuận thuần chia cho tổng tài sản.

Tuy nhiên vốn đầu tư luôn là một rào cản cho việc gia nhập ngành và một trong những điều tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững của công ty là giá trị tài sản mà công ty cần có để tham gia trò chơi. Coca-Cola có 43 tỷ USD tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản là 12%; Procter & Gamble có 143 tỷ USD tài sản và hệ số 7%; và Altria Group, Inc có 52 tỷ USD tài sản và hệ số 24%. Nhưng một công ty như Moody’s chỉ có 1,7 tỷ USD lại thể hiện một tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản lên đến 43%.

Trong khi nhiều nhà phân tích cho rằng tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản càng cao càng tốt, WB đã khám phá ra rằng các tỷ suất này thật sự cao có thể cho thấy lợi thế cạnh tranh của công ty không quá bền vững. Việc huy động 43 tỷ USD để cạnh tranh với Coca-Cola là một nhiệm vụ bất khả thi- điều đó sẽ không xảy ra. Tuy nhiên, việc huy động 1,7 tỷ USD để cạnh tranh với Moody’s là trong tầm tay. Trong khi các lợi thế kinh tế cơ bản Moody’s tốt hơn nhiều so với Coca-Cola, tính bền vững của lợi thế cạnh tranh của Moody’s lại yếu hơn nhiều do việc gia nhập ngành chỉ đòi hỏi chi phí thấp.

Bài học ở đây là trong dài hạn, đôi khi ưu thế có thể thực sự trở nên bất lợi

CHƯƠNG 35- NỢ TRONG NIÊN HẠN

Nợ hiện hành là các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty sẽ đến hạn trong năm tài chính. Chúng được tìm thấy trên bảng cân đối kế toán dưới các tiêu đề Các khoản phải thu, Chi phí trích trước, Nợ ngắn hạn, Nợ dài hạn đến hạn và Nợ hiện hành khác. Chúng ta hãy tìm hiểu liệu chúng có thể cho ta biết một công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững hơn so với các đối thủ cạnh tranh hay không.

CHƯƠNG 36- CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ, CHI PHÍ TRÍCH TRƯỚC VÀ NỢ NGẮN HẠN KHÁC

Các khoản phải trả là phần tiền còn nợ các đơn vị đã cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho công ty. Chúng ta đặt 1000 cân cà phê, nhà cung cấp gửi hàng cùng với hối phiếu/hóa đơn. Hối phiếu/ Hóa đơn cho 1000 cân cà phê là một khoản phải trả.

Chi phí trích trước là tiền nợ mà công ty đã gánh chịu, nhưng chưa nhận được yêu cầu thanh toán. Các chi phí này bao gồm thuế doanh thu phải nộp, lương phải trả và tiền thuê nhà phải trả lũy kế. Chúng ta thuê nhân viên và thông báo sẽ trả lương vào cuối tháng; mỗi ngày anh ta làm việc cho đến ngày cuối tháng sẽ được ghi nhận như một chi phí lũy kế.

Các khoản nợ khác là một quỹ hỗn hợp tất cả các khoản nợ ngắn hạn không đủ điều kiện để được tính vào bất kỳ mục nào trên đây.

Các mục Các khoản phải trả, Chi phí trích trước và Nợ khác có thể cho chúng ta biết nhiều về tình hình hiện tại của một doanh nghiệp, nhưng vai trò là các mục độc lập thì chúng chỉ cung cấp rất ít thông tin về đặc tính kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp và liệu nó có lợi thế cạnh tranh bền vững hay không. Tuy nhiên, số nợ ngắn hạn và dài hạn của công ty lại có thể cho chúng ta biết những thông tin đó.

CHƯƠNG 37- NỢ NGẮN HẠN: CON SỐ NÀY ĐÃ KHIẾN MỘT ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH LÂM VÀO KHÓ KHĂN NHƯ THẾ NÀO

Nợ ngắn hạn là số tiền mà công ty đã vay và đến hạn phải trả trong vòng một năm. Khoản này bao gồm các thương phiếu và nợ ngắn hạn của ngân hàng. Thông thường, chi phí nợ ngắn hạn luôn thấp hơn chi phí nợ dài hạn. Điều này có nghĩa là công ty có thể đi vay ngắn hạn và cho vay dài hạn. Chúng ta đi vay ngắn hạn với lãi suất 5% và cho vay dài hạn 7%- nghe có vẻ khá dễ dàng. Nhưng vấn đề của chiến lược này nằm ở chỗ lượng tiền mà chúng ta đi vay là ngắn hạn, nghĩa là chúng ta phải trả lại trong năm. Việc này không quá khó khăn, chúng ta chỉ cần đi vay thêm nợ ngắn hạn để trả khoản nợ ngắn hạn đến hạn. Theo thuật ngữ tài chính, chúng ta gọi đây là “đáo hạn nợ” (rolling over the debt). Và chiến lược này hoạt động tốt cho đến khi lãi suất ngắn hạn vượt lên cao hơn lãi suất chúng ta cho vay ra trong dài hạn là 7%. Chắc chắn đây có vẻ là một ý tưởng tuyệt vời khi lãi suất ngắn hạn là 5%. Nhưng bây giờ nó đã lên 8% và chúng ta phải tái tài trợ khoản nợ ngắn hạn ở mức lãi suất vượt quá những gì chúng ta cho vay ra. Và điều đó không làm chúng ta hài lòng.

Một khó khăn khác nữa trong việc cân đối khoản nợ ngắn hạn là nếu ta đã cho vay toàn bộ tiền trong dài hạn, nhưng các “chủ nợ” của chúng ta quyết định không cho ta vay ngắn hạn nữa. Bất ngờ chúng ta phải trả tất cả các khoản tiền đã vay ngắn hạn và cho vay dài hạn, nghĩa là chúng ta sẽ không nhận lại được tiền trong nhiều năm nữa.

Đây là những gì đã xảy ra với Bear Stearns: Họ đi vay ngắn hạn (nhận tiền gửi) và mua các chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp (mortgage- backed securities), sử dụng các chứng khoán này làm vật thế chấp cho các khoản vay ngắn hạn. Nhưng một ngày nọ các khách hàng tiết kiệm bừng tỉnh và nói rằng “Chúng tôi không nghĩ là các khoản thế chấp này đáng giá như các ông đã nói, do đó chúng tôi không muốn cho ngân hàng vay nữa và muốn nhận lại số tiền đó”. Rõ rằng đây không phải là một tình huống tốt đẹp cho Bear Stearns.

Cách thông minh nhất và an toàn nhất để tạo lợi nhuận trong ngành ngân hàng là đi vay dài hạn và cho vay dài hạn. Đó là lý do tại sao các ngân hàng luôn cố gắng thu hút chúng ta bằng các chứng chỉ tiền gửi có thời hạn năm hay 10 năm. Đó không phải là cách kiếm tiền nhanh và dễ dàng như đi vay ngắn hạn và cho vay dài hạn hơn nhưng lại là một cách có chừng mực và thận trọng hơn. Đó là những gì chúng ta muốn có ở một ngân hàng và một nhân viên ngân hàng- sự đúng mực (sanity)

Khi đầu tư vào các định chế tài chính, WB luôn tránh xa các tập đoàn lớn đi vay ngắn hạn nhiều hơn dài hạn. Tập đoàn yêu thích của WB, Wells Fargo, cứ mỗi USD nợ dài hạn thì có 57 xu nợ ngắn hạn. Nhưng một ngân hàng năng động như Bank of America N.A thì cứ mỗi USD nợ dài hạn lại có đến 2,09 USD nợ ngắn hạn. Trong khi năng động, nghĩa là có thể tạo nhiều tiền hơn trong ngắn hạn thì tình trạng này lại thường xuyên dẫn đến các thảm họa tài chính trong dài hạn. Và chưa từng có ai giàu có trong thời kỳ suy thoái của một thảm họa tài chính.

Trong những giai đoạn tài chính khó khăn, chính các ngân hàng thận trọng và ổn định như Wells Fargo lại có lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng năng động đã tự đẩy mình vào khó khăn. Sự “bền vững” đồng nghĩa với sự ổn định có được do luôn thận trọng và bảo thủ. Ngân hàng có tiền trong khi các đối thủ chịu thiệt hại, chính điều đó đã tạo nên cơ hội. Những tập đoàn năng động trong việc đi vay ngắn hạn thường phụ thuộc nhiều vào các thay đổi đột ngột của thị trường tín dụng, khiến cho toàn bộ hoạt động của họ gặp rủi ro và tương đương với việc mất đi tính bền vững trong mô hình kinh doanh. Và trong thế giới kinh doanh, tính bền vững của lợi thế cạnh tranh rất giống với sự trinh bạch- bảo vệ nó dễ hơn nhiều so với việc lấy lại nó.

CHƯƠNG 38- NỢ DÀI HẠN ĐẾN HẠN VÀ CÁC RỦI RO CÓ THỂ XẢY RA

Chương này liên quan đến đến khoản nợ dài hạn sẽ đến hạn và phải trả được trả hết trong năm hiện tại. Nợ dài hạn không phải là một khoản nợ hiện hành hàng năm đối với hầu hết doanh nghiệp. Tuy nhiên, một vài tập đoàn rất lớn cũng có một phần nợ dài hạn đến hạn trên cơ sở hàng năm. Vấn đề có thể xảy ra là khi một số công ty gộp chung phần này với nợ ngắn hạn trên bảng cân đối kế toán, tạo ra ảo tưởng rằng công ty có nhiều nợ ngắn hạn hơn thực tế.

Thông thường, các công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững ít cần hoặc không cần vay nợ dài hạn để duy trì hoạt động kinh doanh và do đó cũng ít có hoặc không có nợ dài hạn đến hạn. Vì vậy, nếu chúng ta đang giao dịch với một công ty có nhiều nợ dài hạn đến hạn thì có lẽ đó không phải là một công ty có lợi thế cạnh tranh dài hạn.

Bất cứ khi nào chúng ta mua vào một công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững nhưng đã vượt qua những thời điểm khó khăn do có một sự kiện giải quyết được trong một lần- ví dụ như có công ty con thuộc một ngành khác đang thiếu tiền mặt- thì tốt nhất là bạn hãy kiểm tra xem công ty có bao nhiêu nợ dài hạn đến hạn trong những năm tới đây. Việc có quá nhiều nợ đến hạn trong một năm có thể làm các nhà đầu tư lo ngại, điều đó sẽ giúp chúng ta có thể mua vào với giá thấp hơn.

Với một công ty tầm thường đang gặp những vấn đề nghiêm trọng, việc có quá nhiều nợ đến hạn trong một năm có thể làm nảy sinh các vấn đề về dòng tiền và sự phá sản, chắc chắn đó cũng là cái chết tất yếu cho khoản đầu tư của chúng ta.

Và việc có những khoản đầu tư đang chết dần chết mòn không phải là cách chúng ta làm giàu

CHƯƠNG 39- TỔNG NỢ HIỆN HÀNH VÀ HỆ SỐ THANH TOÁN HIỆN HÀNH

Chúng ta có thể xác định tính thanh khoản của công ty bằng cách lấy Tổng tài sản lưu động chia cho Tổng nợ hiện hành. Hế số thanh toán hiện hành càng cao thì công ty càng có tính thanh khoản và khả năng thanh toán nợ hiện hành khi đến hạn càng lớn. Hế số này lớn hơn 1 được xem là tốt và ngược lại. Nếu hệ số này dưới 1, người ta có thể nghĩ là công ty đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn đối với các chủ nợ. Nhưng như chúng ta đã thảo luận trong Chương 28, các công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững thường có các hệ số thanh toán hiện hành dưới 1. Nguyên nhân của sự bất thường này là do lợi thế cạnh tranh bền vững có khả năng tạo lợi nhuận lớn. Nói tóm lại, với các công ty đó, bạn có một bức tranh kinh tế hiện thời không đòi hỏi phải có “tấm đệm thanh khoản” như một công ty với nhu cầu kinh tế nghèo nàn hơn cần phải có. (Để hiểu chi tiết hơn, bạn hãy tham khảo ngược lại Chương 28). Trong khi hệ số thanh toán hiện hành đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định tính thanh khoản của một doanh nghiệp với quy mô nhỏ hoặc vừa, thì nó lại không đóng vai trò tích cực trong việc cho chúng ta biết một công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững hay không.

CHƯƠNG 40- NỢ DÀI HẠN: CÁC CÔNG TY CÓ TÀI CHÍNH VỮNG MẠNH KHÔNG CÓ NHIỀU KHOẢN NÀY

Nợ dài hạn là khoản nợ đến hạn vào bất cứ lúc nào sau một năm và được ghi nhận trong phần các nghĩa vụ dài hạn. Nếu khoản nợ đến hạn trong vòng một năm thì đó là nợ ngắn hạn và thuộc về các nghĩa vụ ngắn hạn của công ty. Trong cuộc tìm kiếm doanh nghiệp tuyệt vời có một lợi thế cạnh tranh dài hạn của WB, lượng nợ dài hạn trong sổ sách công ty đã cho ông biết khá nhiều về tình trạng kinh tế của doanh nghiệp

WB cũng đã biết rằng các công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững thường ít có hoặc không có nợ dài hạn trên bảng cân đối kế toán. Đó là vì các công ty này có lợi nhuận cao nên họ có thể tự tài trợ khi cần mở rộng kinh doanh hay mua lại công ty khác, vì vậy không bao giờ cần vay một số tiền lớn.

Vậy một trong những cách giúp chúng ta xác định doanh nghiệp ngoại hạng là kiểm tra xem doanh nghiệp đó có bao nhiêu nợ dài hạn trên bảng cân đối kế toán. Chúng ta không chỉ quan tâm đến năm hiện tại mà còn muốn nhìn thấy số nợ dài hạn mà công ty đã có trong mười năm vừa qua. Nếu công ty đã có mười năm hoạt động với ít hoặc không có nợ dài hạn trên bảng cân đối kế toán thì có rất nhiều khả năng là công ty có một lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ nào đó và đang kinh doanh trong lĩnh vực quen thuộc

Những đợt mua cổ phiếu mang tính lịch sử của WB cho thấy rằng công ty nên có lợi nhuận thuần hàng năm ở một năm bất kỳ đủ để trả tất cả nợ dài hạn trong ba hay bốn năm. Các công ty có lợi thế cạnh tranh dài hạn như Coca-Cola và Moody’s có thể trả toàn bộ nợ dài hạn trong một năm, Wrigley và The Washington Post có thể làm điều đó trong hai năm.

Nhưng các công ty như GM hay Ford, vốn đều thuộc ngành sản xuất ô tô có tính cạnh tranh cao, có thể đã chi đến xu lợi nhuận thuần cuối cùng kiếm được trong mười năm qua mà vẫn chưa trả hết số tiền nợ dài hạn khổng lồ hiện có trên các bảng cân đối kế toán.

Kết luận ở đây là các công ty có đủ khả năng tạo lợi nhuận để trả hết nợ dài hạn chỉ trong dưới ba hay bốn năm chính là những ứng cử viên tốt cho cuộc tìm kiếm doanh nghiệp tuyệt vời có lợi thế cạnh tranh dài hạn.

Nhưng hãy lưu ý: vì các công ty này kinh doanh rất có lời và ít có hoặc không có nợ nên thường là mục tiêu của các thương vụ sử dụng nợ vay để mua lại (leveraged buyouts). Đó là khi công ty đi mua vay mượn số tiền rất lớn dựa trên dòng tiền của công ty bị mua để tài trợ thương vụ này. Sau vụ mua bán sáp nhập đó, công ty sẽ phải gánh một số nợ lớn. Đây chính là trường hợp của vụ sáp nhập RJR/Nabisco vào cuối thập niên 1980.

Nên tất cả những chỉ tiêu khác cho thấy doanh nghiệp đang được xem xét có lợi thế cạnh tranh bền vững, nhưng công ty lại có rất nhiều nợ trên bảng cân đối kế toán thì có thể là nợ đã được tạo ra từ một thương vụ sử dụng nợ vay để mua lại công ty. Trong những trường hợp như vậy, việc phát hành trái phiếu công ty thường là lựa chọn tốt hơn, vì nếu sử dụng cách đi vay nợ thì công ty sẽ tập trung khả năng tạo lợi nhuận để thanh toán hết nợ chứ không phát triển công ty.

Nguyên tắc ở đây khá đơn giản: Công ty ít có hoặc không có nợ dài hạn thường là một vụ làm ăn dài hạn tốt đẹp.

CHƯƠNG 41- THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CHƯA NỘP, QUYỀN LỢI CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ VÀ NỢ KHÁC

Thuế thu nhập doanh nghiệp chậm nộp là tiền thuế đã đến hạn nhưng chưa được thanh toán. Con số này không cho chúng ta biết gì nhiều về việc liệu công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững hay không.

Mục Quyền lợi cổ đông thiểu số trên bảng cân đối kế toán còn thú vị hơn nhiều. Khi công ty mua cổ phần của một công ty khác, sổ sách ghi nhận phần tiền đã trả như là một tài sản dưới tiêu đề “đầu tư dài hạn”. Nhưng khi công ty đã mua được hơn 80% số cổ phần của công ty kia thì nó có thể chuyển toàn bộ bảng cân đối kế toán còn lại của công ty bị mua lại vào bảng cân đối kế toán của chính mình. Với báo cáo kết quả kinh doanh cũng tương tự chúng ta hãy xem ví dụ thương vụ công ty Berkshire mua lại 90% cổ phần của siêu thị đồ gỗ Nebraska (Nebraska Furiture Mart- NFM). Vì đã mua lại hơn 80% cổ phần của NFM nên Berkshire có thể đưa 100% lợi nhuận của NFM vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Berkshire, và công thêm 100% tài sản nợ của NFM vào bảng cân đối kế toán. Mục quyền lợi cổ đông thiểu số thể hiện giá trị 10% cổ phần của NFM mà Berkshire không sở hữu. Mục này được thể hiện như một khoản nợ để cân bằng phương trình, vì Berkshire đã ghi nhận 100% tài sản và nợ của NFM, mặc dù nó chỉ sở hữu 90% cổ phần. Vậy điều này có liên quan gì đến việc nhận diện một công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững? Không nhiều, nhưng thật thú vị để biết những gì có ý nghĩa hoặc không trong cuộc tìm kiếm công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững của chúng ta.

“Nợ khác” là một mục tổng hợp, là nơi mà doanh nghiệp đặt các khoản nợ hỗn hợp vào trong đó. Nó bao gồm các khoản nợ như các phán quyết chống lại công ty, các lợi ích chưa thành hiện thực, tiền lãi trên số thuế phải nộp, các khoản tiền phạt chưa nộp và các công cụ phái sinh. Không mục nào trong số này có thể giúp chúng ta trong cuộc tìm kiếm lợi thế cạnh tranh bền vững.

CHƯƠNG 42- TỔNG NỢ VÀ HỆ SỐ NỢ TRÊN VỐN CHỦ SỞ HỮU

Tổng nợ là tổng tất cả các khoản nợ của công ty. Đây là một con số rất quan trọng có thể được sử dụng để xác định hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu. Với một ít sửa đổi, hệ số này có thể được sử dụng để giúp chúng ta xác định liệu doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững hay không.

Trước đây, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu đã từng được sử dụng để giúp chúng ta xác định một công ty đang sử dụng nợ hay nguồn vốn chủ sở hữu (bao gồm cả lợi nhuận chưa phân phối) để tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững sẽ dùng khả năng tạo lợi nhuận để tài trợ hoạt động kinh doanh và do đó, theo lý thuyết sẽ thể hiện một mức vốn chủ sở hữu cao hơn và mức tổng nợ thấp hơn. Công ty không có lợi thế cạnh tranh sẽ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động, và sẽ cho thấy điều ngược lại, một mức vốn chủ sở hữu thấp hơn và tổng nợ cao hơn.

Chúng ta có phương trình:

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ/ Vốn chủ sở hữu

Khi sử dụng hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu như một chỉ số nhận biết, chúng ta có thể gặp phải vấn đề là kinh tế của các công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững quá tốt nên họ không cần duy trì vốn chủ sở hữu và lợi nhuận chưa phân phối lớn trên bảng cân đối kế toán để hoàn thành việc kinh doanh; trong mốt số trường họp họ hoàn toàn không cần nợ. Do có khả năng tạo lợi nhuận lớn nên họ sẽ thường sửu dụng vốn chủ sở hữu/ lợi nhuận chưa phân phối để mua cổ phiếu quỹ, nhằm giảm vốn chủ sở hữu/ lợi nhuận chưa phân phối. Đến lượt việc này giúp tăng hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu trông giống một doanh nghiệp tầm thường, một doanh nghiệp không có lợi thế cạnh tranh bền vững.

Moody’s, một công ty yêu thích của WB là một ví dụ tuyệt vời của hiện tượng này. Moody’s có tình trạng kinh tế tốt và đang kinh doanh trong lĩnh vực quen thuộc nên không cần duy trì vốn chủ sở hữu. Công ty đã thật sự dùng toàn bộ vốn chủ sở hữu để mua lại cổ phần. Trên danh nghĩa thì công ty đang có vốn chủ sở hữu âm. Điều này có nghĩa là hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty có vẻ như giống của GM- một công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững và có giá trị thuần âm- hơn là giống Coca- Cola, một công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững.

Tuy nhiên, nếu chúng ta cộng thêm giá trị của tất cả cổ phiếu quỹ mà Moody đã mua được thông qua các đợt mua cổ phiếu quỹ vào vốn chủ sở hữu của Moody thì hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của Moody giảm xuống còn 0.63, phù hợp với hế số cổ phiếu quỹ đã điều chỉnh của Coke là 0.51. GM vẫn có giá trị thuần âm, ngay cả với việc bổ sung giá trị cổ phiếu quỹ. Thực chất là GM không hề có cổ phiếu quỹ vì công ty không có tiền mua lại cổ phiếu.

Thật dễ dàng nhận thấy sự đối lập giữa các công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững và những công ty không có lợi thế này khi chúng ta nhìn vào hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu đã được điều chỉnh cổ phiếu quỹ. Công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững Procter & Gamble có tỷ lệ điều chỉnh là 0.71; trong khi đó, tỷ lệ của Wrigley là 0.68- nghĩa là cứ mỗi USD vốn chủ sở hữu thì Wrigley có 68 xu nợ. So sánh P&G và Wrigley với Goodyear Tire, công ty có hệ số điều chỉnh là 4,35 hay Ford với hệ số điều chỉnh 38. Điều này có nghĩa là với mỗi USD vốn chủ sở hữu, Ford có 38 USD nợ- tương đương với 7,2 tỷ USD vốn chủ sở hữu và 275 tỷ USD nợ.

Với các định chế tài chính như ngân hàng, trung bình thì các hệ số này có xu hướng cao hơn nhiều so với hệ số của các công ty sản xuất. Ngân hàng đi vay lượng tiền rất lớn để sau đó cho vay ra tất cả, kiếm lời trên phần chênh lệch giữa khoản phải trả và khoản cho vay được. Điều này dẫn đến một lượng nợ khổng lồ, được bù đắp bằng lượng tài sản khổng lồ tương ứng, trung bình trong sổ sách của các ngân hàng lớn của Mỹ thì cứ mỗi USD vốn chủ sở hữu lại có 10 USD nợ. Đây là những gì WB muốn nói khi ông chỉ ra rằng các ngân hàng là những tổ chức có hoạt động dựa trên số nợ vay cao. Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ và một trong số đó là ngân hàng M&T, là ngân hàng yêu thích của WB trong một thời gian dài. M&T có tỷ lệ này là 7,7 phản ánh chính sách thực tiễn cho vay khá thận trọng của Ban quản lý.

Quy luật đơn giản ở đây là trừ khi chúng ta đang xem xét một định chế tài chính, còn thì bất kỳ khi nào thấy tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu đã được điều chỉnh mà thấp hơn 0,8 (càng thấp càng tốt), thì đó là một cơ hội tốt cho thấy công ty đang được xem xét có một lợi thế cạnh tranh bền vững đáng thèm muốn mà chúng ta đang tìm kiếm.

Và tìm được những gì mà ta đang tìm kiếm luôn là một điều tốt, đặc biết nếu chúng ta đang tìm kiếm sự giàu có.

CHƯƠNG 43- VỐN CHỦ SỞ HỮU/ GIÁ TRỊ SỔ SÁCH

Khi bạn lấy tổng tài sản của bạn trừ đi tổng nợ của bạn, thì sẽ ra giá trị tài sản ròng (net worth) của bạn. Tương tự, nếu bạn lấy tổng tài sản của một công ty trừ đi tổng nợ thì bạn sẽ có giá trị tài sản ròng của công ty, còn được gọi là vốn chủ sở hữu hoặc giá trị sổ sách (book value) của doanh nghiệp. Đây là số tiền mà chủ sở hữu/ các cổ đông của công ty đã góp vào ngay từ ban đầu và giữ lại trong công ty để công ty có thể hoạt động. Vốn chủ sở hữu được ghi nhận dưới tiêu đề Chứng khoán vốn, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi, thặng dư vốn cổ phần và lợi nhuận giữ lại. Lấy tổng nợ cộng với Tổng vốn chủ sở hữu, bạn sẽ có tổng số bằng với Tổng tài sản. Đó là lý do vì sao người ta gọi đây là Bảng cân đối tài sản- Vì cả hai phần căn bằng với nhau.

Với chúng ta, vốn chủ sở hữu là con số quan trọng vì nó cho phép tính tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), đó là một trong những phương pháp xác định liệu công ty đang được xem xét có lợi thế cạnh tranh dài hạn và đang kinh doanh trong lĩnh vực quen thuộc hay không. Chúng ta hãy cùng kiểm tra.

CHƯƠNG 44- CỔ PHIẾU ƯU ĐÃI VÀ CỔ PHIẾU THƯỜNG: PHẦN VỐN TĂNG THÊM

Một công ty có thể tăng vốn đầu tư mới bằng cách phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ra công chúng. Khoản tiền tăng lên nhờ phát hành trái phiếu phải được trả lại tại một thời điểm nào đó trong tương lai. Đó là tiền đi vay. Nhưng khi công ty tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu ưu đãi hoặc cổ phiếu thường (được gọi là “vốn chủ sở hữu”) cho công chúng, thì công ty không cần phải trả lại. Đây mãi mãi là tiền của công ty, được quyền tùy nghi sử dụng.

Cổ phiếu thường đại diện cho quyền sở hữu trong công ty. Các cổ đông sở hữu cổ phiếu thường (sau đây gọi là “cổ đông thường”) là những người sở hữu công ty và có quyền bầu ra Hội đồng quản trị, đến lượt hội đồng quản trị sẽ thuê giám đốc điều hành (CEO) để điều hành công ty. Các cổ đông thường sẽ được nhận cổ tức nếu Hội đồng quản trị biểu quyết chi trả. Và nếu toàn bộ công ty được bán đi thì chính các cổ đông thường là người nhận được tất cả lợi nhuận

Phân loại vốn chủ sở hữu thứ 2 là cổ phiếu ưu đãi. Cổ đông ưu đãi không có quyền biểu quyết, nhưng họ được trả một khoản cổ tức cố định hay được điều chỉnh trước khi cổ đông thường nhận cổ tức. Cổ đông ưu đãi cũng có quyền ưu tiên hơn các cổ đông thường trong trường hợp công ty bị phá sản.

Trên bảng cân đối kế toán, cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường được ghi sổ với mệnh giá và bất kỳ khoản cổ phần nào được bán vượt quá mệnh giá sẽ được ghi nhận trong sổ sách như là “thặng dư vốn cổ phần”. Do đó nếu cổ phiếu ưu đãi của công ty có mệnh giá 100USD/Cổ phiếu và được bán ra công chúng với giá 120USD thì 100USD/cổ phiếu sẽ được ghi nhận trong sổ sách dưới mục cổ phiếu ưu đãi, và 20USD/ cổ phiếu sẽ được ghi vào mục thặng dư vốn cổ phần.

Với cổ phiếu thường cũng tương tự, với ví dụ mệnh giá là 1USD/cổ phiếu. Nếu nó được bán ra công chúng với giá 10USD/cổ phiếu nó sẽ được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán là 1USD đưới mục cổ phiếu thường và 9USD dưới mục thặng dư vốn cổ phần.

Điều kỳ lạ của cổ phiếu ưu đãi là các công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững có xu hướng không có loại cổ phiếu này. Một phần là vì công ty có xu hướng không để phát sinh nợ, Họ tạo ra rất nhiều tiền nên có thể tự tài trợ. Và trong khi cổ phiếu ưu đãi là vốn chủ sở hữu về mặt kỹ thuật vì công ty không bao giờ phải trả lại số tiền ban đầu đã nhận được, thì chức năng của nó lại giống một khoản nợ vì công ty phải trả cổ tức. Nhưng giống lãi trả nợ vay được khấu trừ từ thu nhập trước thuế, cổ tức trả cho cổ phiếu ưu đãi không được khấu trừ, làm cho việc phát hành cổ phiếu ưu đãi trở nên rất tốn kém. Vì tốn kém nhiều nên các công ty tránh xa việc này nếu có thể. Vì vậy một trong những dấu hiệu mà chúng ta tìm kiếm trong khi xem xét một công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững là sự vắng mặt của cổ phiếu ưu đãi trong cơ cấu vốn.

CHƯƠNG 45- LỢI NHUẬN CHƯA PHÂN PHỐI: BÍ QUYẾT LÀM GIÀU CỦA WARREN

Sau khi trừ mọi chi phí, lợi nhuận thuần có thể được sử dụng để trả cổ tức, mua cổ phiếu quỹ, hoặc giữ lại để phát triển doanh nghiệp. Khi được giữ lại doanh nghiệp, chúng được cộng vào một mục trong bảng cân đối kế toán trong phần vốn chủ sở hữu, được gọi là lợi nhuận chưa phân phối.

Nếu các khoản lợi nhuận được giữ lại và được đưa vào sử dụng một cách có ích thì có thể giúp cải thiện bức tranh kinh tế dài hạn của doanh nghiệp rất nhiều. Chính sách của WB là giữ lại 100% lãi thuần của Berkshire để giúp tăng vốn chủ sở hữu từ 19USD/cổ phiếu trong năm 1965 lên 68.000 USD/cổ phiếu năm 2007.

Để tìm phần lợi nhuận thuần hàng năm được cộng thêm vào quỹ lợi nhuận chưa phân phối, chúng ta lấy lãi thuần sau thuế trừ đi phần cổ tức đã trả và chi phí mua cổ phiếu quỹ trong suốt năm. Trong năm 2007 Coca Cola đã có lợi nhuận thuần sau thuế là 5,9 tỷ USD, công ty trả cổ tức và mua cổ phiếu quỹ 3,1 tỷ USD. Như vậy lợi nhuận của công ty khoảng 2,8 tỷ USD, đã được cộng vào quỹ lợi nhuận chưa phân phối.

Lợi nhuận chưa phân phối là một con số lũy kế, có nghĩa là lợi nhuận mới chưa phân phối mỗi năm được cộng vào tổng số tích lũy của các năm trước. Tương tự, nếu công ty lỗ, số tiền lỗ được trừ vào những gì công ty đã tích lũy trong quá khứ. Nếu công ty lỗ nhiều tiền hơn phần đã tích lũy, con số lợi nhuận chưa phân phối sẽ bị âm.

Trong tất cả các con số trên bảng cân đối kế toán có thể giúp chúng ta xác định liệu một công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững thì đây là một trong những con số quan trọng nhất. Nó quan trọng vì nếu phần lợi nhuận chưa phân phối của công ty không được tăng thêm thì nghĩa là giá trị tài sản ròng của nó cũng không thay đổi. Nếu giá trị tài sản ròng không thay đổi thì có vẻ như công ty sẽ không thể giúp chúng ta trở thành tỉ phú trong dài hạn được.

Nói một cách đơn giản, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận chưa phân phối của một công ty là một chỉ số rất tốt để biết công ty có đang được hưởng lợi từ việc có một lợi thế cạnh tranh bền vững hay không. Chúng ta hãy xem xét một vài công ty yêu thích của WB có lợi thế cạnh tranh bền vững: Trong 5 năm vừa qua quỹ lợi nhuận chưa phân phối của Coca-cola đã tăng trưởng với tỷ lệ hàng năm là 7,9%, Wrigley có tỷ lệ cao 10,9%, Burlington Northern Santa Fe Railway với tỷ lệ 15,6%, Anheuser-Busch với tỷ lệ 6,4%, Wells Fargo ở tỷ lệ đáng để giao dịch 14,2% và công ty riêng của WB- Berkshire Hathayway- với một tỷ lệ ngoại hạng 23%.

Không phải tất cả sự tăng trưởng trong lợi nhuận chưa phân phối đều là nhờ vào sự tăng trưởng doanh thu của các sản phẩm hiện tại mà một phần còn do việc mua lại các doanh nghiệp khác. Khi hai công ty hợp nhất, quỹ lợi nhuận chưa phân phối được kết hợp, tạo nên một quỹ lớn hơn rất nhiều. Ví dụ như năm 2005, lợi nhuận chưa phân phối của Procter & Gamble nhảy vọt từ 13 tỷ USD lên đến 31 tỷ USD khi nó hợp nhất với Công ty Gillette.

Thậm chí thú vị hơn nữa là cả General Motors và Microsoft đều cho thấy lợi nhuận chưa phân phối bị âm. General Motors thể hiện một con số âm do nền kinh tế khó khăn của ngành sản xuất ô tô, khiến công ty mất hàng tỷ USD. Microsoft thể hiện một số âm vì họ tin rằng bộ máy kinh tế đủ mạnh nên không cần giữ lại một số vốn lớn đã tích lũy được qua nhiều năm. Thay vào đó, họ đã chọn chi ra phần lợi nhuận chưa phân phối tích lũy cho việc mua cổ phiếu quỹ và chia cổ tức cho các cổ đông.

Một trong những bí mật vĩ đại cho thành công của WB với Berkshire Hathaway là ngay khi kiểm soát công ty ông đã dừng việc chia cổ tức. Điều này cho phép 100% lợi nhuận thuần hàng năm được cộng thêm vào quỹ lợi nhuận chưa phân phối. Khi có cơ hội, ông dùng quỹ này để đầu tư vào những ngành thậm chí còn kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Toàn bộ lợi nhuận kiếm được tiếp tục được cộng vào quỹ lợi nhuận chưa phân phối, để cuối cùng đầu tư vào các hoạt động thậm chí còn tạo ra nhiều tiền hơn nữa. Thời gian qua đi, quỹ lợi nhuận chưa phân phối ngày càng tăng trưởng của Berkshire đã giúp công ty gia tăng khả năng tạo ngày càng nhiều lợi nhuận hơn. Từ năm 1965 đến năm 2007, quỹ này đã giúp Berkshire gia tăng lợi nhuận trước thuế trên mỗi cổ phiếu từ 4USD năm 1965 lên 13.023 USD năm 2007, tương đương với tốc độ tăng trưởng hàng năm trung bình khoảng 21%.

Lý thuyết rất đơn giản: công ty càng giữ lại nhiều lợi nhuận bao nhiêu thì quỹ lợi nhuận chưa phân phối tăng nhanh bấy nhiêu, và đến lượt điều này sẽ giúp tăng tỷ lệ tăng trưởng của các khoản lợi nhuận trong tương lai. Tất nhiên để làm được điều đó thì công ty phải tiếp tục mua vào những công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững. Đó chính xác là những gì WB đã làm được với Berkshire Hathaway. Berkshire Hathaway giống như một con ngỗng không chỉ đẻ trứng vàng, mà mỗi quả trứng vàng đó lại nở ra một côn ngỗng khác có thể đẻ ra vàng, và thậm chí những con ngỗng vàng đó còn có thể đẻ ra nhiều quả trứng vàng hơn nữa. WB đã phát hiện ra rằng nếu bạn duy trì quá trình này đủ lâu, thì cuối cùng bạn có thể bắt đầu tính trị giá tài sản bằng đơn vị tỷ thay vì chỉ là hàng triệu.

CHƯƠNG 46- CỔ PHIẾU QUỸ: CON SỐ YÊU THÍCH CỦA WB TRÊN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Sau khi mua lại cổ phiếu quỹ, công ty có thể sử dụng nó cho hai việc là hủy đi hoặc giữ lại để có thể phát hành lại sau đó. Nếu bị hủy đi thì các cổ phiếu sẽ không còn tồn tại. Nhưng nếu được giữ lại, với khả năng được phát hành lại sau đó, chúng sẽ được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán như là cổ phiếu quỹ đưới mục vốn chủ sở hữu. Cổ phiếu được nắm giữ dưới dạng cổ phiếu quỹ không có quyền biểu quyết, không được nhận cổ tức và mặc dù người ta có thể cho rằng đây là một tài sản thì chúng vẫn được ghi nhận trên bảng cân đối với giá trị âm vì chúng đại diện cho một sự sụt giảm trong vốn chủ sở hữu.

Các công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững, nhờ có tình hình tài chính tuyệt vời, có xu hướng có nhiều tiền mặt nhàn rỗi có thể dùng để mua cổ phiếu quỹ. Do đó một trong những đặc điểm nổi bật của một công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững là sự hiện diện của cổ phiếu quỹ trên bảng cân đối kế toán.

Ngoài ra còn có một vài động lực tài chính khác cần được quan tâm về cổ phiếu quỹ. Một trong số đó là khi công ty mua lại cổ phiếu và giữ làm cổ phiếu quỹ thì vốn chủ sở hữu của công ty sẽ được giảm một cách hiệu quả, nghĩa là làm sao tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Vì hệ số này cao là một dấu hiệu của lợi thế cạnh tranh bền vững nên chúng ta nên biết liệu hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao được tạo ra nhờ một kỹ thuật tài chính như trên, nhờ các điều kiện kinh tế ngoại hạng của doanh nghiệp hay nhờ sự kết hợp của cả hai. Để biết được, chúng ta chuyển giá trị âm của cổ phiếu quỹ thành một số dương và cộng vào vốn chủ sở hữu thay vì trừ đi. Sau đó lấy lợi nhuận ròng của công ty chia cho tổng vốn chủ sở hữu mới. Chỉ số này sẽ cho chúng ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty sau khi bỏ qua ảnh hưởng của các kết quả tài chính.

Ngoài ra, ở Mỹ trong việc xác định liệu có áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp tư nhân hay không, cổ phiếu quỹ không phải là một phần của lượng cổ phiếu đang lưu hành khi cần phải xác định quyền kiểm soát công ty. Các báo cáo không trung thực sẽ báo cáo với IRS rằng họ chỉ sở hữu 49% tổng số cổ phiếu đang lưu hành. Nhưng nếu họ trừ đi phần cổ phiếu quỹ, như luật quy định nên như vậy, thì họ thật sự kiểm soát vượt quá 50%, cho phép họ kiểm soát doanh nghiệp và có khả năng phải chịu trách nhiệm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tư nhân.

Sự hiện diện của cổ phiếu quỹ trên bảng cân dối kế toán và một quá trình mua cổ phiếu quỹ từ trước đến nay là những chỉ số tốt cho thấy công ty đang xem xét có lợi thế cạnh tranh bền vững đang hoạt động trong các lĩnh vực quen thuộc.

CHƯƠNG 47- TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRÊN VỐN CHỦ SỞ HỮU (ROE): PHẦN 1

Vốn chủ sở hữu tương đương với tổng tài sản của công ty trừ tổng nợ phải trả. Khoản này cũng bằng với tổng giá trị cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường, cộng với thặng dư vốn cổ phần, cộng với lợi nhuận chưa phân phối, trừ đi cổ phiếu quỹ.

Vốn chủ sở hữu được hình thành từ ba nguồn. Nguồn thứ nhất là vốn đầu tư ban đầu có được nhờ bán cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường ra công chúng. Nguồn thứ hai là tiền thu được từ các đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng sau đó, sau khi công ty đã bắt đầu hoạt động. Nguồn thứ ba, và là nguồn quan trọng nhất đối với chúng ta, là lợi nhuận chưa phân phối tích lũy.

Vì tất cả vốn chủ sở hữu đều thuộc về công ty, và vì công ty thuộc về các cổ đông thường, nên vốn chủ sở hữu thật sự thuộc về các cổ đông thường. Đó là lý do tại sao nó được gọi là vốn cổ đông.

Giờ đây nếu chúng ta là cổ đông trong công ty thì ta sẽ rất quan tâm đến việc ban quản lý phân phối tiền của chúng ta tốt như thế nào, để chúng ta có thể kiếm được nhiều tiền hơn. Nếu họ quản lý không tốt thì chúng ta sẽ không thấy vui vẻ, có thể bán cổ phần và đầu tư tiền vào nơi khác. Nhưng nếu họ thực sự làm tốt việc đó thì thậm chí chúng ta có thể mua thêm cổ phần, cùng với tất cả những người khác cũng thấy ấn tượng bởi khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu để tạo ra lợi nhuận.

Đến nay, các nhà phân tích tài chính đã phát triển phương trình tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu để kiểm tra tính hiệu quả của việc phân phối tiền của cổ đông của ban quản lý. Đây là một phương trình mà WB đã đưa vào các cổ phiếu tuyệt vời trong cuộc tìm kiếm công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững.

CHƯƠNG 48- TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRÊN VỐN CHỦ SỞ HỮU (ROE): PHẦN 2

Cách tính:

Lãi thuần/ Vốn chủ sở hữu = Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn chủ sở hữu

WB khám phá ra rằng các công ty được hưởng lợi từ lợi thế cạnh tranh bền vững hoặc lâu dài đều có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao hơn mức trung bình. Công ty yêu thích của WB là Coca-Co la có hệ số này là 30%; Wrighley là 24%; Hershey’s có tỷ lệ tốt 33% và tỷ lệ của Pepsi ở mức 34%

Chúng ta chuyển sang một doanh nghiệp mang tính cạnh tranh cao như hãng hàng không, lĩnh vực mà không một công ty nào có lợi thế cạnh tranh bền vững. Chúng ta sẽ thấy rằng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm đột ngột. United Airlines có tỷ lệ 15% trong một anwm và tỷ lệ của American Airrlines là 4%. Delta Air Lines và Northwest không có gì vì họ không tạo ra tền.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao đồng nghĩa với việc công ty đang sử dụng lợi nhuận chưa phân phối một cách có hiệu quả. Theo thời gian, các tỷ suất cao này sẽ tích lũy và làm tăng giá trị cơ bản của doanh nghiệp và cuối cùng thị trường chứng khoán sẽ công nhận thông qua sự tăng giá cổ phiếu của công ty.

Xin lưu ý: Một số công ty có lợi nhuận quá cao nên họ không giữ lại bất kỳ khoản lợi nhuận nào và chia toàn bộ lợi nhuận cho các cổ đông. Trong những trường hợp này, đôi khi chúng ta sẽ thấy một con số âm trong phần vốn chủ sở hữu. Nguy hiểm là các công ty mất khả năng chi trả cũng thể hiện con số vốn chủ sở hữu âm. Nếu công ty cho thấy một quá trình lâu dài có lợi nhuận thuần cao, nhưng lại có vốn chủ sở hữu âm thì có thể đó là một công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững. Còn nếu công ty thể hiện cả vốn chủ sở hữu và lịch sử các khoản thu nhập thuần đều âm thì có thể chúng ta đang đối phó với một doanh nghiệp tầm thường đang bị các đối thủ cạnh tranh đánh bại.

Do đó quy luật là: Hễ tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao thì chúng ta đến chơi. Còn nếu tỷ suất này thấp thì đồng nghĩa với tránh xa.

CHƯƠNG 49- ĐÒN BẨY- NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý

Đòn bẩy là việc sử dụng nợ để gia tăng lợi nhuận của công ty. Công ty vay 100 triệu USD với lãi suất 7% và đưa tiền vào kinh doanh, kiếm được lợi nhuận 12%. Điều này có nghĩa là công ty đang thu được 5% vượt quá chi phí vốn. Kết quả là 5 triệu USD được tính vào lợi nhuận cuối cùng, giúp tăng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

Vấn đề cần phải giải quyết của đòn bẩy là nó có thể giúp công ty có vẻ có được một lợi thế cạnh tranh nào đó, trong khi thực tế chỉ là sử dụng một số nợ lớn. Các ngân hàng đầu tư phố Wall đang rất nổi tiếng vì đã sử dụng rất nhiều nợ vay để tạo lợi nhuận. Ví dụ như các ngân hàng đi vay 100 tỷ USD với lãi suất 6% và sau đó cho vay ra với lãi suất 7% có nghĩa là họ đang có lợi nhuận 1% trên 100 tỷ USD, tương đương với 1 tỷ USD. Nếu 1 tỷ USD được thể hiện từ năm này qua năm khác, công ty có vẻ như đang có một dạng lợi thế cạnh tranh bền vững nào đó, cho dù là không phải vậy.

Vấn đề là trong khi các ngân hàng đầu tư có vẻ có thu nhập ổn định thì nguồn trả lãi vay thực sự cho họ lại không thể duy trì khả năng trả nợ. Điều này đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn gần đây khiến các ngân hàng thiệt hại hàng trăm tỷ USD. Các ngân hàng đi vay hàng tỷ USD với lãi suất giả sử là 6% và cho những người cần mua nhà dưới chuẩn vay ở mức 8%, tạo ra rất nhiều tiền. Nhưng khi nền kinh tế bắt đầu trượt dốc, những người mua nhà dưới chuẩn bắt đầu không trả được các khoản thế chấp, đồng nghĩa với việc họ ngừng thanh toán lãi vay. Những người vay tiền dưới chuẩn này không có nguồn thu nhập bền vững, nên cuối cùng các ngân hàng đầu tư cũng không có thu nhập bền vững.

Trong quá trình đánh giá chất lượng và tính bền vững của lợi thế cạnh tranh của một công ty, WB đã học được cách ngăn chặn các doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ vay để tạo ra lợi nhuận. Trong ngắn hạn có vẻ như đó là những con ngỗng đẻ trứng vàng, nhưng cuối cùng thì không phải như vậy.

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

CHƯƠNG 50- BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ: NƠI WB TÌM KIẾM TIỀN MẶT:

Hầu hết các công ty đều sử dụng phương pháp kế toán trên cơ sở giao dịch phát sinh (accurual method), trái với phương pháp kế toán dựa trên cơ sở tiền mặt (cash method). Với phương pháp dựa trên cơ sở giao dịch phát sinh, doanh thu được ghi nhận khi hàng hóa ra khỏi cửa, ngay cả khi mấy năm sau người mua với thanh toán. Với Phương pháp dựa trên cơ sở tiền mặt, doanh thu chỉ được ghi nhận khi công ty nhận được tiền mặt. Vì hầu hết các doanh nghiệp đều cấp một dạng tín dụng nào đó cho người mua, nên việc sử dụng Phương pháp kế toán trên cơ sở giao dịch phát sinh sẽ thuận lợi hơn, cho phép họ ghi nhận doanh thu bán chịu là thu nhập trong các khoản phải thu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Vì phương pháp kế toán trên cơ sở giao dịch phát sinh cho phép doanh thu bán chịu trược ghi nhận là doanh thu, nên các công ty rất cần thiết phải ghi nhận riêng lẻ lượng tiền mặt thật sự đi vào và đi ra khỏi doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, kế toán đã tạo ra báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Một công ty có thể có nhiều tiền mặt đi vào thông qua việc bán cổ phiếu hoặc trái phiếu mà vẫn không có lãi. (Tương tự một công ty có thể có lãi cho dù có nhiều doanh thu bán chịu và không có nhiều tiền mặt đi vào) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cho chúng ta biết công ty đang thu về nhiều tiền mặt hơn chi ra (Dòng tiền dương) hay đang chi tiêu nhiều hơn lượng tiền thu vào (dòng tiền âm).

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giống với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ở chỗ chúng luôn bao quát một khoảng thời gian. Kế toán của công ty công bố báo cáo này mỗi quý và mỗi năm.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được chia làm ba phần:

Phần thứ nhất: là dòng tiền mặt từ hoạt động kinh doanh: phần này bắt đầu từ thu nhập ròng và sau đó cộng vào phần khấu hao và phân bổ. Mặc dù từ góc độ kế toán thì đây là các chi phí thực tế, nhưng chúng không làm tiêu tốn tiền mặt, vì chúng đại diện cho lượng tiền mặt đã mất đi từ nhiều năm trước. Chúng ta kết thúc với những gì gọi là Tiền mặt từ hoạt động kinh doanh (Total cash from operating activities)

Phần tiếp theo là dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Phần này bao gồm một bút toán cho tất cả chi phí vốn của kỳ kế toán đó. Chi phí vốn luôn là một số âm vì đó là một chi phí, làm giảm tiền mặt.

Trong phần này còn có Dòng tiền từ hoạt động đầu tư khác, là tổng tất cả tiền mặt đã chi ra và lượng tiền thu được do mua bán các tài sản tạo ra thu nhập. Nếu tiền mặt chi ra nhiều hơn lượng tiền thu được thì con số này âm. Ngược lại, đó sẽ là một số dương nếu lượng tiền thu được lớn hơn lượng tiền đã chi ra.

Cả hai bút toán này được cộng lại với nhau, trở thành tiền mặt từ hoạt động đầu tư (Total cash from investing activities)

Cuối cùng là dòng tiền từ hoạt động tài chính: Phần này đánh giá lượng tiền mặt đi vào và ra khỏi công ty do các hoạt động tài chính. Nó bao gồm tất cả các dòng tiền mặt đi ra để trả cổ tức. Nó cũng bao gồm các khoản mua bán chứng khoán của công ty. Dòng tiền đi vào khi công ty bán ra cổ phiếu để tài trợ cho một phân xưởng mới và dòng tiền đi ra khi công ty mua cổ phiếu quỹ. Với trái phiếu cũng tương tự: Bán trái phiếu thì dòng tiền đi vào, còn mua trái phiếu thì dòng tiền đi ra. Tất cả các bút toán này sau đó được tổng cộng với nhau để tạo ra tiền mặt từ hoạt động tài chính (Total cash from financing activities)

Bây giờ nếu chúng ta lấy “Tiền mặt từ hoạt động kinh doanh” cộng với “Tiền mặt từ hoạt động đầu tư” cùng với “Tiền mặt từ hoạt động tài chính” thì sẽ có được “Thay đổi ròng trong tiền mặt” (Net change in cash)

WB đã khám phá ra rằng một số thông tin trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty có thể rất có ích trong việc giúp chúng ta biết liệu công ty đang nghiên cứu có đang hưởng lợi từ một lợi thế cạnh tranh bền vững hay không. Do đó chúng ta hãy bắt tay vào nghiên cứu báo cáo lưu chuyển tiền tệ để biết được những gì WB đã biết, khi ông ấy tìm kiếm các công ty có thể mang đến cho ông nhiều tỷ USD tiếp theo.

CHƯƠNG 51- CHI PHÍ VỐN: MỘT TRONG NHỮNG BÍ QUYẾT LÀM GIÀU LÀ KHÔNG CÓ CON SỐ NÀY

Chi phí vốn là chi phí tiền mặt hoặc tài sản tương đương có trạng thái cố định hơn- được nắm giữ lâu hơn một năm- ví dụ như đất đai, nhà xưởng và thiết bị. Chúng cũng bao gồm các chi phí cho tài sản vô hình như bằng sáng chế. Về cơ bản, chúng là tài sản được hi tiêu trong khoảng thời gian dài hơn một năm thông qua khấu hao hoặc phân bổ. Chi phí vốn được ghi nhận trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong mục các hoạt động đầu tư.

Mua một xe tải mới cho công ty là một chi phí vốn, giá trị của xe sẽ được dàn trải thông qua khấu hao trong suốt quá trình sử dụng- giả sử là sáu năm. Nhưng tiền xăng sử dụng cho xe là chi phí lưu động, toàn bộ chi phí này được khấu trừ vào thu nhập trong năm hiện tại.

Không phải mọi công ty đều cần chi phí vốn bằng nhau. Nhiều công ty cần phải có chi phí vốn rất lớn chỉ để tồn tại. Nếu chi phí vốn vẫn ở mức cao sau một số năm, chúng có thể bắt đầu tác động mạnh đến lợi nhuận. WB đã nói rằng đây là lý do mà ông không bao giờ đầu tư vào các công ty điện thoại, vì chi phí vốn quá lớn của công ty trong việc xây dựng mạng lưới thông tin đã gây khó khăn cho kinh tế dài hạn.

Thông thường, một công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững sử dụng một tỷ lệ lợi nhuận nhỏ hơn để dành cho chi phí vốn để tiếp tục hoạt động hơn là những công ty không có lợi thế cạnh tranh. Chúng ta xem xét một vài ví dụ sau đây:

Coca Cola công ty yếu thích của WB trong một thời gian dài, trong mười năm qua đã tạo ra tổng số 20.21 USD/ cổ phiếu, trong khi chỉ sử dụng 4.01 USD/ Cổ phiếu nghĩa là chỉ 19% tổng lợi nhuận, cho chi phí vốn trong cùng khoảng thời gian. Moody’s, công ty mà WB đã xác định là có lợi thế cạnh tranh bền vững, đã tạo 14,24 USD/ Cổ phiếu trong mười năm vừa qua, trong khi sử dụng một tỷ lệ rất nhỏ 0.84USD/ Cổ phiếu, chỉ bằng 5% tổng thu nhập, cho chi phí vốn.

So sánh Coke và Moody’s với GM, công ty mà trong mười năm vừa qua đã thu được tổng cộng 31,64 USD/ Cổ phiếu sau khi trừ lỗ, trong khi lại tiêu thụ chi phí quá lớn 140,42 USD/ Cổ phiếu. Hay nhà sản xuất lốp xe Goodyear, trong mười năm qua đã có tổng lợi nhuận 3,67USD/ cổ phiếu sau khi trừ lỗ và tổng chi phí vốn là 34,88 USD/ cổ phiếu.

Nếu GM đã sử dụng hơn 444% lợi nhuận cho chi phí vốn và Goodyear sử dụng 950%, vậy thì các công ty lấy số tiền chênh lệch ở đâu ra? Số tiền đó xuất phát từ tiền vay ngân hàng và từ việc bán rất nhiều nợ mới ra công chúng. Các hành động làm tăng thêm nợ vào bảng cân đối kế toán của các công ty như vậy lằm tăng chi phí lãi vay, thì không bao giờ là một điều tốt.

Tuy nhiên, cả Coke và Moody’s đều có quá nhiều lợi nhuận nên đã thực hiện được các chương trình mua cổ phiếu quỹ nhằm làm giảm số cổ phiếu đang lưu hành, trong khi cùng lúc giảm nợ dài hạn hoặc giữ nó ở mức thấp. với WB thì cả hai cách này đều mang tính tích cực và đều giúp ông nhận ra Coca-cola và Moody’s là các doanh nghiệp có lợi thế cạnh trnah bền vững đang kinh doanh trong ngành nghề quen thuộc.

Khi xem xét chi phí vốn trong mối quan hệ với lợi nhuận thuần, chúng ta chỉ cần tổng hợp tổng chi phí vốn của công ty trong thời kỳ mười năm và so sánh số liệu đó với tổng lợi nhuận thuần trong cùng thời gian đó. Chúng ta cần xem xét khoảng thời gian mười năm để có được một cái nhìn dài hạn thực sự tốt đẹp như những gì đang diễn ra với doanh nghiệp.

Theo các dữ liệu quá khứ, các công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững đã sử dụng phần lợi nhuận thuần để cho cho chi phí vốn ít hơn nhiều. Ví dụ, hàng năm Wrigley sử dụng khoảng 49% lợi nhuận thuần cho chi phí vốn. Altria sử dụng khoảng 20%, Procter & Gamble 28%; Pepsico 36%; American Express 23%; Coca-Cola 19% và Moody’s 5%.

WB đã khám phá ra rằng nếu một công ty từ trước đến nay đang sử dụng 50% lợi nhuận thuần hàng năm hoặc ít hơn cho chi phí vốn, thì đó là một nơi tốt có thể tìm kiếm lợi thế cạnh tranh bền vững. Còn nếu công ty đều đặn sử dụng ít hơn 25% lợi nhuận thuần cho chi phí vốn, thì càng có nhiều khả năng là công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững đang kinh doanh trong lĩnh vực quen thuộc. Một công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững và đang kinh doanh trong lĩnh vực quen thuộc chính là tất cả những gì chúng ta đang tìm kiếm.

CHƯƠNG 52- MUA CỔ PHIẾU QUỸ: CÁCH WB GIA TĂNG TÀI SẢN CỔ ĐÔNG MÀ KHÔNG PHẢI CHỊU THUẾ

Trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ trên đây, công ty đã trả cổ tức 3.149 triệu USD mua 219 triệu USD cổ phiếu quỹ và bán ra 4.341 triệu USD nợ mới. Tất cả các khoản này giúp công ty có thêm 973 triệu USD tiền mặt từ các hoạt động tài chính.

Các công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững đang kinh doanh trong lĩnh vực quen thuộc có thể tạo ra rất nhiều lợi nhuận, chính điều đó đã tạo ra vấn đề thú vị cần giải quyết. Nếu họ không chỉ muốn tận hưởng lợi thế đó, hoặc họ không thể tái đầu tư vào doanh nghiệp hiện tại hoặc không thể tìm một doanh nghiệp mới để đầu tư, thì có thể sử dụng số tiền đó để trả cổ tức cho cổ đông hoặc mua cổ phiếu quỹ. Vì các cổ đông phải trả thuế thu nhập trên cổ tức, nên WB không bao giờ quá hi vọng dùng cổ tức giúp cổ đông giàu có. Điều này không làm bất cứ ai hài lòng. WB thích dùng cách khéo hơn là sử dụng số tiền thừa ra để mua lại cổ phiếu quỹ. Hành động này làm giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành, giúp gia tăng lợi ích của các cổ đông còn lại và tăng thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty, để cuối cùng làm cho giá cổ phiếu tăng.

Chúng ta hãy xem xét một ví dụ: Nếu công ty có lợi nhuận 10 triệu USD và đang lưu hành 1 triệu cổ phiếu thì thu nhập trên mỗi cổ phiếu là 10USD. Nếu chúng ta tăng số cổ phiếu đang lưu hành lên 2 triệu thì thu nhập trên mỗi cổ phiếu sẽ giảm còn 5USD. Tương tự, nếu chúng ta giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành còn 500.000 thì thu nhập trên mỗi cổ phiếu khi đó sẽ tăng lên 20USD. Số cổ phiếu đang lưu hành càng nhiều thì có nghĩa là thu nhập trên mỗi cổ phần càng thấp và ngược lại. Vì vậy, nếu công ty mua cổ phiếu quỹ thì có thể làm tăng con số thu nhập trên mỗi cổ phiếu mặc dù lợi nhuận thuần thực tế không tăng. Điều tốt nhất là cổ đông sẽ giàu có hơn vì họ không cần phải trả thuế cho đến khi bán cổ phiếu đi. Bạn hãy nghĩ đó như là món quà được tiếp tục trao tặng.

WB là một người rất hâm mộ công cụ tài chính này nên đã thúc đẩy Hội đồng quản trị của tất cả các công ty ngoại hạng mà ông có đầu tư mua cổ phiếu quỹ thay cho việc tăng cổ tức. Ông đã làm điều đó với GEICO và đang thực hiện với The Washington Post.

Để tìm hiều liệu một công ty có đang mua cổ phiếu quỹ hay không, bạn hãy xem mục thu nhập từ các hoạt động đầu tư trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Ở đó bạn sẽ tìm thấy mục có tiêu đề “Thu từ việc phát hành (thu hồi) cổ phiếu (thuần), là kết quả bù trừ cho các giao dịch phát hành và mua cổ phiếu quỹ của công ty. Nếu công ty đã tiến hành mua cổ phiếu quỹ qua nhiều năm, thì chắc chắn rằng chính lợi thế cạnh tranh bền vững đang tạo ra toàn bộ tiền mặt thặng dư cho phép công ty làm như vậy.

Nói cách khác, một trong những chỉ số cho thấy sự hiện diện của một lợi thế cạnh tranh bền vững là “lịch sử” mua lại hoặc thu hồi cổ phiếu của chính công ty.

ĐÁNH GIÁ CÔNG TY CÓ LỢI THẾ CẠNH TRANH BỀN VỮNG

” Tôi tìm kiếm các doanh nghiệp mà tôi nghĩ rằng mình có thể dự đoán được những gì mà các doanh nghiệp sẽ hướng đến trong 10 đến 15 năm tiếp theo. Ví dụ như kẹo cao su của Wrigley, tôi không nghĩ rằng Internet sẽ thay đổi cách mọi người nhai kẹo cao su”

CHƯƠNG 53- QUAN ĐIỂM ĐỘT PHÁ CỦA WB VỀ TRÁI PHIẾU MANG ĐẶC ĐIỂM CỔ PHIẾU VÀ ĐIỀU ĐÓ ĐÃ GIÚP ÔNG ẤY TRỞ THÀNH TỶ PHÚ NHƯ THẾ NÀO

Vào cuối thập niêm 1980, WB đã có buổi nói chuyện tại ĐH Columbia về việc làm thế nào các công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững thể hiện được lợi thế kinh tế mạnh mẽ và dự đoán rất tốt sự tăng trưởng trong thu nhập, sự tăng trưởng đã chuyển đổi cổ phiếu của các công ty thành một dạng trái phiếu mang đặc điểm của cổ phiếu, với một coupon hay tiền lãi luôn tăng trưởng. “Trái phiếu” là cổ phần/ vốn chủ sở hữu và “coupon/ tiền lãi” là lợi nhuận trước thuế của công ty. Không phải công ty đang trả cổ tức mà chính là thu nhập trước thuế thực tế của doanh nghiệp.

Đây là cách WB mua toàn bộ một doanh nghiệp: ông xem xét lợi nhuận sau thuế và tự hỏi liệu việc mua doanh nghiệp này có phải là một giao dịch tốt tương ứng với sức mạnh kinh tế cơ bản của công ty và với mức giá bán được đưa ra hay không. Ông cũng lý luận như vậy khi mua một phần sở hữu của công ty thông qua thị trường chứng khoán.

Điều khiến WB chú ý đến sự chuyển đổi mang tính khái niệm từ cổ phiếu của công ty thành trái phiếu mang đặc điểm của cổ phiếu chính là việc lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp đã tạo ra trạng thái kinh tế cơ bản thật mạnh mẽ giúp tiếp tục gia tăng lợi nhuận của công ty. Sự gia tăng lợi nhuận này cuối cùng đã dẫn đến sự tăng giá cổ phiếu khi thị trường chứng khoán thừa nhận rằng giá trị cơ bản của công ty cũng tăng lên.

Vì vậy, có thể tôi đang lặp đi lặp lại, rằng với WB cổ phần của một công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững tương đương với trái phiếu mang đặc điểm của cổ phiếu – equity bond và lợi nhuận trước thuế của công ty tương đương với coupon hoặc tiền lãi của trái phiếu thông thường. Nhưng trong khi coupon hoặc lãi suất của trái phiếu được cố định, thì lợi nhuận trước thuế của công ty vẫn không ngững tăng trưởng qua từng năm, làm tăng giá trị trái phiếu mang đặc điểm của cổ phiếu trong nhiều năm.

Đây là những gì xảy ra khi WB mua cổ phiếu của một công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu tiếp tục gia tăng theo thời gian- cho dù là do doanh nghiệp tăng trưởng, mở rộng hoạt động kinh doanh, mua các doanh nghiệp mới, hoặc muc cổ phiếu quỹ bằng tiền tích lũy. Cùng với sự gia tăng về thu nhập còn có một sự gia tăng tương ứng về lợi nhuận mà WB đang nhận được trên khoản vốn đầu tư ban đầu cho trái phiếu mang đặc điểm của cổ phiếu.

Chúng ta hãy xem một ví dụ để thấy học thuyết của ông ấy hoạt động như thế nào.

Vào cuối những năm 1980, WB bắt đầu mua cổ phiếu Coca-Cola với giá trung bình là 6.5USD/ Cổ phiếu với lợi nhuận trước thuế là 0.7USD/ Cổ phiếu, đồng nghĩa với lợi nhuận sau thuế là 0.46 USD/ cổ phiếu. Theo dữ liệu quá khư, lợi nhuận của Coca-Cola đã tăng trưởng khoảng 15% mỗi năm. Thấy được điều này, WB có thể phản biện rằng ông chỉ mua trái phiếu mang đặc điểm cổ phiếu của Coca-Cola với lãi suất trước thuế ban đầu là 10,7% cho khoản đầu tư 6,5 USD. Ông cũng có thể tranh luận rằng tỷ suất sinh lợi sẽ tăng trưởng theo thời gian với tỷ lệ dự kiến hàng năm là 15%.

Hiểu được như vậy, không giống như những nhà đầu tư dựa trên giá trị theo trường phái Graham, WB không nói rằng mỗi cổ phiếu Coca-Cola trị giá 60USD và đang được mua bán với giá 40USD, nên nó đang bị đánh giá thấp. Những gì ông muốn nêu ra là với giá 6.5USD/Cổ phiếu, ông đã có được tỷ lệ lợi nhuận trước thuế ban đầu tương đối không chịu rủi ro là 10,7% và dự kiến sẽ tăng trưởng với tỉ lệ hàng năm khoảng 15% trong hơn hai mươi năm tiếp theo. Và ông đã tự hỏi liệu đó có phải là một khoản đầu tư hấp dẫn không nếu so sánh về tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận với các khoản đầu tư khác.

Với các nhà đầu tư dựa trên giá trị theo trường phái Graham, tỷ lệ lợi nhuận trước thuế 10,7% và tăng trưởng 15%/năm không phải là thú vị vì họ chỉ quan tâm đến thị giá cổ phiếu và không quan tâm việc gì sẽ xảy ra cho doanh nghiệp. Họ không có ý định giữ khoản đầu tư này lâu hơn một vài năm. Nhưng với WB, người có kế hoạch sở hữu trái phiếu mang đặc điểm cổ phiếu trong hai mươi năm hoặc nhiều hơn, thì đó là khoản đầu tư trong mơ.

Tại sao nó là khoản đầu tư trong mơ? Vì cứ mỗi năm qua đi thì lợi nhuận trên vốn đầu tư ban đầu của ông lại thật sự gia tăng, và trong những năm sau, các con số này thật sự bắt đầu tăng rất cao. Bạn hãy xem đây: Khoản đầu tư bán đầu của WB ở The Washington Post có giá 6.36USD/cp. 34 năm sau, năm 2007, công ty truyền thông này đã tạo được lợi nhuận trước thuế là 54USD/cp đồng nghịa với lợi nhuận sau thuế là 34USD/cp . Điều này mang đến cho trái phiếu mang đặc điểm của cổ phiếu Washington Post của WB một tỷ suất sinh lợi hiện tại trước thuế là 849%, tương đương với tỷ suất sinh lợi sau thuế là 534% (có phải trước đây bạn đã tự hỏi làm thế nào WB đã giàu có đến vậy)

Vậy WB đã làm thế nào với các trái phiếu mang đặc điểm cổ phiếu Coca-Cola?

Năm 2007, lợi nhuận trước thuế của Coca-Cola đã tăng trưởng tỉ lệ hàng năm khoảng 9,35%, tăng lên đến 3,96USD/Cp, tương đương lợi nhuận sau thuế là 2,57USD/cp. Điều này nghĩa là WB có thể cho rằng trái phiếu mang đặc điểu cổ phiếu Coke hiện nay đang mang đến cho ông lợi nhuận trước thuế 3,96USD/cp cho khoản đầu tư ban đầu là 6,5USD/cp, tương đương với tỷ suất sinh lợi trước thuế hiện tại là 60% và tỷ suất sinh lợi sau thuế hiện tại là 40%.

Qua thời gian, cuối cùng thì thị trường chứng khoán cũng nhận ra tỷ suất sinh lợi này và đánh giá lại trái phiếu mang tính cổ phiếu của WB để phản ánh sự gia tăng này vào giá trái phiếu.

Bạn hãy xem đây: năm 2007, với lãi suất doanh nghiệp dài hạn khoảng 6,5%, trái phiếu mang tính cổ phiếu/cổ phiếu Washington Post của WB với thu nhập/khoản trả lãi trước thuế là 54USD, đã trị giá khoảng 830USD/trái phiếu hay cổ phiếu (54USD/0,065 = 830USD). Trong suốt năm 2007, giá mua bán của chứng khoán này dao động trong phạm vi từ 726USD đến 885 USD/cp, phù hợp với giá trị vốn hóa của trái phiếu mang đặc điểm của cổ phiếu là 830USD/cp

Chúng ta có thể chứng kiến hiện tượng đánh giá lại của thị trường chứng khoán tương tự đã diễn ra với trái phiếu mang đặc điểm của cổ phiếu Coca-Cola của WB. Năm 2007, công ty có lợi nhuận 3,96USD trước thuế cho mỗi trái phiếu mang đặc điểm cổ phiếu/cổ phiếu của Coke trị giá khoảng 60USD (3,96USD/0.065 = 60USD). Trong suốt năm 2007, thị trường chứng khoán đánh giá cổ phiếu này khoảng từ 45 đến 64 USD.

Một trong những lý do của việc thị trường chứng khoán cuối cùng cũng ghi nhận sự gia tăng về các giá trị tiềm ẩn của các công ty này là công ty có lợi nhuận nhất quán, rằng đây là một cơ hội cho thương vụ mua lại công ty bằng nợ vay. Nếu một công ty ít vay nợ, có lịch sử lợi nhuận tốt và giá cổ phiếu xuống đủ thấp thì một công ty khác sẽ mua nó, sử dụng lợi nhuận của công ty bị mua lại để tài trợ cho thương vụ mua lại này. Do đó, khi lãi suất giảm, lợi nhuận của công ty sẽ có giá trị hơn, vì chúng sẽ giúp công ty vay được nhiều nợ hơn, làm cho cổ phiếu của công ty có giá trị lớn hơn. Và khi lãi suất tăng, lợi nhuận sẽ ít có giá trị hơn, vì công ty chỉ có thể vay ít nợ. Điều này làm cho cổ phiếu của công ty có giá trị thấp hơn.

Những gì WB đã học được là nếu ông mua một công ty có lợi thuế cạnh tranh bền vững, thì theo thời gian, thị trường chứng khoán sẽ định giá trái phiếu mang đặc điểm cổ phiếu/cổ phiếu của công ty tại một cấp độ phản ánh giá trị lợi nhuận của nó, liên quan đến tỷ suất sinh lợi của trái phiếu công ty trong dài hạn. Đúng vậy, có một số thời điểm thị trường chứng khoán khá bi quan và những ngày khác thì đầy lạc quan, nhưng cuối cùng chính lãi suất dài hạn sẽ quyết định giá trị kinh tế thực sự của các khoản đầu tư dài hạn.

CHƯƠNG 54- LỢI THUẾ CẠNH TRANH BỀN VỮNG GIÚP LỢI NHUẬN TĂNG TRƯỞNG CHƯA TỪNG CÓ

Để tìm hiểu kỹ về điểm này, vì chắc chắn rằng nó đáng được tìm hiểu kỹ, chúng ta hãy xem xét một vài công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững khác mà WB yêu thích để xem liệu tỷ suất sinh lợi của trái phiếu mang đặc điểm cổ phiếu/cổ phiếu của họ có tăng lên theo thời gian hay không.

Năm 1998, thu nhập trên mỗi cổ phiếu sau thuế được ghi nhận của Moody’s là 0.41USD. Năm 2007, chỉ tiêu này tăng lên 2.58USD. WB đã mua một rái phiếu mang tính cổ phiếu của Moody’s với giá 10.38USD, và ngày nay tỷ suất sinh lợi sau thuế là 24%, tương đương với tỷ suất sinh lợi trước thuế là 38%.

Năm 1998, American Express có lợi nhuận sau thuế là 1.54USD/cp, đến năm 2008 đã tăng lên 3.39USD. WB đã trả 8.48USD cho mỗi trái phiếu mang đặc điểm cổ phiếu American Express, điều này có nghĩa là chúng đang có tỷ suất sinh lợi hiện thời sau thuế là 40%, tương đương với tỷ suất sinh lợi trước thuế là 61%.

Procter&Gamble, cổ phiếu yêu thích trong một thời gian dài của WB, đã thu được lợi nhuận sau thuế 1.28USD/cp vào năm 1998. Năm 2007, chỉ tiêu này tăng lên 3.31USD. WB đã trả 10.15USD cho mỗi tría phiếu mang đặc điểm cổ phiếu Procter&Gamble, hiện nay đang có tỷ suất sinh lợi sau thuế là 32%, tương đương với lợi nhuận trước thế là 49%

Với công ty See’s Candy, WB đã mua toàn bộ công ty với giá 25triệu USD vào năm 1972. Năm 2007, lợi nhuận sau thuế là 82 triệu USD, nghĩa là trái phiếu mang đặc điểm cổ phiếu của công ty này đang sản sinh tỷ suất sinh lợi trước thuế hàng năm là 328% trên vốn đầu tư ban đầu.

Với tất cả các công ty này, chính lợi thế cạnh tranh bền vững đã giúp lợi nhuận tăng trưởng trong nhiều năm, đến lượt sự tăng trưởng lợi nhuận này làm gia tăng giá trị tiềm ẩn của doanh nghiệp. Đúng vậy, thị trường chứng khoán có thể cần có thời gian để thừa nhận sự tăng trưởng này, nhưng cuối cùng nó cũng sẽ xảy ra và WB đã trông chờ sự việc này xảy ra rất nhiều lần

CHƯƠNG 55- THÊM MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MỘT CÔNG TY CÓ LỢI THẾ CẠNH TRANH BỀN VỮNG

Như đã nêu trước đây, năm 1987 WB bắt đầu mua cổ phiếu Coca-Cola với giá trung bình 6.5USD/cp, lợi nhuận trước thuế là 0.7USD/cp; đồng nghĩa với lợi nhuận sau thuế là 0.46USD/cp. Theo dữ liệu quá khứ, lợi nhuận của Coca-Cola đã tăng trưởng với tỷ lệ hàng năm khoảng 10%

Thấy được điều này, WB có thể cho rằng ông chỉ vừa mua trái phiếu mang đặc điểm cổ phiếu của Coca- Cola đang trả lãi suất ban đầu là 10.7% cho khoản đầu tư 6.5USD. Ông cũng có thể tranh luận rằng rỷ suất sinh lợi trước thuế sẽ tăng trưởng theo thời gian với tỷ lệ dự kiến hàng năm là 10% (là tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận bình quân hàng năm của Coca-Cola trong mười năm trước 1987)

Vào năm 1987, nếu đã dự kiến tốc độ tăng trưởng lợi nhuận là 10% trở lên thì WB có thể lập luận rằng vào năm 2007, Coca-Cola sẽ có thu nhập trước thuế cho mỗi cp là 4.35USD và thu nhập sau thuế là 2.82USD. Điều này có nghĩa là năm 2007 lợi nhuận trước thuế của trái phiếu mang đặc điểm cổ phiếu Coca-Cola sẽ tăng đến 66% tương đương lợi nhuận sau thuế 43%

Như vậy, lợi nhuận trước thuế 66% cho một trái phiếu mang đặc điểm cổ phiếu giá 6.5USD vào năm 2007 thì có giá trị bao nhiêu vào năm 1987. Điều đó tùy thuộc việc chúng ta sử dụng tỷ ệ chiết khấu là bao nhiêu. Nếu chúng ta sử dụng 7%, bằng với các lãi suất dài hạn khi đó, thì giá trị sau chiết khấu là khoảng 17%.

(còn tiếp …)